Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạoKhông ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 1 Bài tập 1. Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng. Trả lời câu hỏi 1 trang 122 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp ☐ a. phạm tội nghiêm trọng ☐ b. phạm tội quả tang. ☐ c. phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. ☐ d. bị truy nã. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. phạm tội nghiêm trọng ☑ b. phạm tội quả tang. ☐ c. phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. ☐ d. bị truy nã. Giải thích: Khoản 2, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Bài tập 1 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 122 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Nội dung “Việc bắt, giam, giữ người do luật định” thuộc về ☐ a. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. ☐ b. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. ☐ c. quyền được bảo hộ về danh dự. ☐ d. quyền được bảo hộ về nhân phẩm. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. ☑ b. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. ☐ c. quyền được bảo hộ về danh dự. ☐ d. quyền được bảo hộ về nhân phẩm. Giải thích: Nội dung “Việc bắt, giam, giữ người do luật định” thuộc về quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Bài tập 1 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 122 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Một người chỉ bị bắt khi có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của ☐ a. cơ quan công an. ☐ b. Viện kiểm sát nhân dân. ☐ c. cơ quan điều tra. ☐ d. Uỷ ban nhân dân. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. cơ quan công an. ☑ b. Viện kiểm sát nhân dân. ☐ c. cơ quan điều tra. ☐ d. Uỷ ban nhân dân. Giải thích: Một người chỉ bị bắt khi có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Bài tập 1 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 123 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm tùy theo tính chất, mức độ có thể bị ☐ a. xử lí hành chính. ☐ b. xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự. ☐ c. xử lí kỉ luật. ☐ d. xử lí hình sự. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. xử lí hành chính. ☑ b. xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự. ☐ c. xử lí kỉ luật. ☐ d. xử lí hình sự. Giải thích: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự. Bài tập 1 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 123 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về ☐ a. danh dự. ☐ b. nhân phẩm. ☐ c. thân thể. ☐ d. tính mạng. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. danh dự. ☐ b. nhân phẩm. ☑ c. thân thể. ☐ d. tính mạng. Giải thích: Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định, công dân có hai quyền bất khả xâm phạm được pháp luật bảo vệ là bất khả xâm phạm về thân thể và bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bài tập 1 6 Trả lời câu hỏi 6 trang 123 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? ☐ a. Tự ý bắt người không có lí do. ☐ b. Bắt người phạm tội quả tang. ☐ c. Bắt người không có lệnh. ☐ d. Bắt người để đòi tiền chuộc. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Tự ý bắt người không có lí do. ☑ b. Bắt người phạm tội quả tang. ☐ c. Bắt người không có lệnh. ☐ d. Bắt người để đòi tiền chuộc. Giải thích: Khoản 2, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Bài tập 1 7 Trả lời câu hỏi 7 trang 123 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Việc bắt, giam, giữ người được tiến hành ☐ a. không cần lệnh của cơ quan có thẩm quyền. ☐ b. ngay lập tức khi thấy cần thiết. ☐ c. không cần tuân theo các thủ tục luật định. ☐ d. theo trình tự mà pháp luật quy định. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. không cần lệnh của cơ quan có thẩm quyền. ☐ b. ngay lập tức khi thấy cần thiết. ☐ c. không cần tuân theo các thủ tục luật định. ☑ d. theo trình tự mà pháp luật quy định. Giải thích: Việc bắt, giam, giữ người được tiến hành theo trình tự mà pháp luật quy định. Bài tập 1 8 Trả lời câu hỏi 8 trang 124 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm? ☐ a. Đánh người khác gây thương tích, tổn hại về sức khỏe. ☐ b. Đưa thông tin bịa đặt về người khác trên phương tiện thông tin. ☐ c. Bắt người khi không có căn cứ và cơ sở pháp luật. ☐ d. Khuyên can một người khi người đó có ý định sử dụng vũ lực với người khác. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. Đánh người khác gây thương tích, tổn hại về sức khỏe. ☐ b. Đưa thông tin bịa đặt về người khác trên phương tiện thông tin. ☐ c. Bắt người khi không có căn cứ và cơ sở pháp luật. ☑ d. Khuyên can một người khi người đó có ý định sử dụng vũ lực với người khác. Giải thích: Việc làm thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là khuyên can một người khi người đó có ý định sử dụng vũ lực với người khác. Bài tập 1 9 Trả lời câu hỏi 9 trang 124 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là ☐ a. công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. ☐ b. không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. ☐ c. công dân có quyền được đảm bảo an toàn về danh dự nhân phẩm. không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác. ☐ d. nghiêm cấm mọi hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. ☑ b. không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. ☐ c. công dân có quyền được đảm bảo an toàn về danh dự nhân phẩm. không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác. ☐ d. nghiêm cấm mọi hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe người khác. Giải thích: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Bài tập 1 10 Trả lời câu hỏi 10 trang 124 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là ☐ a. không ai được tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác mà chưa có sự đồng ý của họ. ☐ b. không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lí do chính đáng và căn cứ hợp pháp. ☐ c. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. ☐ d. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ thư tín, điện tín của người khác. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Lời giải chi tiết: ☐ a. không ai được tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác mà chưa có sự đồng ý của họ. ☐ b. không ai bị bắt, bị giam giữ khi không có lí do chính đáng và căn cứ hợp pháp. ☑ c. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. ☐ d. không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ thư tín, điện tín của người khác. Giải thích: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Bài tập 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 125 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp Phương pháp giải: Đọc và nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp. Lời giải chi tiết:
LT 1 Trả lời bài tập 1 trang 125 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? a. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội trong trường hợp người đó bị truy nã. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... b. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... c. Chỉ có Toà án mới có quyền ra quyết định bắt người. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... d. Hành vi xâm phạm đến sức khoẻ của người khác thì luôn luôn bị xử lí về hình sự. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... e. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền về tự do thân thể và phẩm giá con người. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... g. Cơ quan điều tra muốn bắt người thì cần phải có lệnh và được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Đọc các nhận định và cho biết các nhận định đó đúng hay sai. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Đúng. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. b. Đúng. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. c. Sai. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt người ngoài Tòa án còn có Viện kiểm sát. d. Sai. Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là xử lý hình sự theo quy định. e. Sai. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền bất khả xâm phạm về thân thể. g. Đúng. Cơ quan điều tra muốn bắt người thì cần phải có lệnh và được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. LT 2 Trả lời bài tập 2 trang 126 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Trường hợp 1. Bạn A thường xuyên bị bạn H học cùng lớp bắt nạt. Sau đó, A đã nhờ anh trai của mình tìm đánh H và cảnh cao H không được bắt nạt A nữa. - Theo em, hành vi của ai trong trường hợp trên xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? Vì sao? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... - Theo em, công dân cần phải làm gì để có thể hạn chế các hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Trường hợp 2. Phát hiện anh M đăng các thông tin không đúng sự thật, xúc phạm danh dự của mình trên các trang mạng xã hội, chị K đã làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, đề nghị xử lí đề bảo vệ quyền lợi của mình. Em có nhận xét gì về việc làm của chị K? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trường hợp 1: - Hành vi của anh trai của A xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể vì anh trai của A đã đánh H - Để hạn chế các hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, công dân cần chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng. Trường hợp 2: Trong trường hợp này, hành động của chị K là đúng đắn. LT 3 Trả lời bài tập 3 trang 127 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. Phương pháp giải: Đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. Lời giải chi tiết:
LT 4 Trả lời bài tập 4 trang 127 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Em sẽ làm gì nếu phát hiện các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, em sẽ: - Thu thập bằng chứng, báo cáo lại cho cơ quan chức năng để xử lí. - Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người lớn. VD 1 Trả lời bài tập 1 trang 128 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy nêu một ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích với bạn bè tại sao em cho đó là hành vi vi phạm. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Phương pháp giải: Nêu một ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích. Lời giải chi tiết: - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Chị H để xe máy trước cửa hàng rồi đi vào nhà sau lấy ít đồ. Khi đi vào thì xe chị không còn nữa. Nghe mấy người hàng xóm bảo có một người giống anh N lấy. Chị liền khẩn cấp báo công an Phường. Công an phường ngay lập tức đến nhà anh N để bắt giam. Trong trường hợp này, việc làm của công an phường đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. - Giải thích: + Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. + Trong trường hợp này, công an phường bắt anh N khi mới chỉ có lời khai từ một phía là chị H, và đó cũng chỉ là nghi ngờ không có căn cứ chứ không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, cũng không phải trường hợp bắt được quả tang anh N đang ăn trộm xe của chị H. Như vậy, đây là hành vi xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật. VD 2 Trả lời bài tập 2 trang 128 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Đề bài: Hãy thiết kế khẩu hiệu tuyên truyền về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Phương pháp giải: Thiết kế khẩu hiệu tuyên truyền về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Lời giải chi tiết: (*) Tham khảo:
|