Giải mục 2 trang 69, 70 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạoCho tam giác ABC (Hình 5). Em hãy cho biết trong các trường hợp nào sau đây, ta có thể tính được tất cả các cạnh và các góc của tam giác. Giải thích cách tính. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 69 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo Cho tam giác ABC (Hình 5). Em hãy cho biết trong các trường hợp nào sau đây, ta có thể tính được tất cả các cạnh và các góc của tam giác. Giải thích cách tính. Phương pháp giải: - Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông - Dựa vào tỉ số lượng giác của góc nhọn. Xét tam giác vuông: + Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là sin, kí hiệu sin. + Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là côsin, kí hiệu cos. + Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang, kí hiệu tan. + Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang, kí hiệu cot. Lời giải chi tiết: Ta có thể tính được tất cả các cạnh và các góc của tam giác trong: + Trường hợp 1 vì chỉ cần biết hai cạnh của tam giác vuông ta sẽ tìm được cạnh còn lại và các góc từ tỉ số lượng giác. + Trường hợp 3 vì chỉ cần biết một cạnh và 1 góc của tam giác vuông ta sẽ tìm được cạnh còn lại và các góc từ tỉ số lượng giác VD2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 70 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo Trong Hình 9, cho OH = 4 m, \(\widehat {AOH} = {42^o},\widehat {HOB} = {28^o}\). Tính chiều cao AB của cây. Phương pháp giải: Dựa vào định lí: Xét tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân sin góc đối hoặc nhân côsin góc kề rồi suy ra cạnh góc vuông. Lời giải chi tiết: Xét tam giác OHA vuông tại H, ta có AH = tan 42\(^o\). OH = tan 42\(^o\). 4 \( \approx \) 3,6 (m) Xét tam giác OHB vuông tại H, ta có HB = tan 28\(^o\). OH = tan 28\(^o\). 4 \( \approx \) 2,1 (m) Vậy chiều cao AB của cây là: AH + HB = 3,6 + 2,1 = 5,7 (m)
|