Bài 35. Miễn dịch trang 155, 156, 157 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo

Cơ thể chúng ta thường xuyên tiếp xúc và bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Vậy bằng cách nào cơ thể có thể vượt qua được các tác nhân này để sống khỏe mạnh?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 155 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Cơ thể chúng ta thường xuyên tiếp xúc và bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Vậy bằng cách nào cơ thể có thể vượt qua được các tác nhân này để sống khỏe mạnh?

Phương pháp giải:

Vai trò của hệ miễn dịch.

Lời giải chi tiết:

Cơ thể có thể vượt qua được các tác nhân gây bệnh là do cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, đồng thời, chống lại các tác nhân này khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể:

- Cơ thể có hàng rào bảo vệ tự nhiên gồm da, niêm mạc, dịch tiết ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ trải qua ba hàng rào bảo vệ: Hàng rào thứ nhất là quá trình thực bào của các tế bào bạch cầu. Nếu thoát khỏi quá trình thực bào này sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ hai là tế bào lympho B, các tế bào này sẽ tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và đánh dấu những tế bào nhiễm bệnh; những tế bào được đánh dấu sẽ bị các tế bào lympho T nhận diện và phá hủy.

CH tr 155 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Cho biết nguồn gốc của kháng nguyên, kháng thể.

Phương pháp giải:

Lý thuyết kháng nguyên, kháng thể.

Lời giải chi tiết:

- Nguồn gốc của kháng nguyên là những chất có trên bề mặt các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn, các chất độc như nọc rắn, nọc ong, tế bào lạ,…

- Nguồn gốc của kháng thể là từ cơ thể: Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ kích thích tạo ra kháng thể chống lại các yếu tố gây bệnh.

CH tr 155 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa kháng nguyên, kháng thể và miễn dịch.

Phương pháp giải:

Dựa vào mối quan hệ giữa kháng nguyên, kháng thể và miễn dịch.

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ mối quan hệ giữa kháng nguyên, kháng thể và miễn dịch:

Kháng nguyên → Kháng thể → Miễn dịch

CH tr 155 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Cơ thể em đã có miễn dịch với những bệnh nào? Đó là miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo?

Phương pháp giải:

Lý thuyết hệ miễn dịch.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: 

- Cơ thể em đã có miễn dịch với những bệnh như: viêm gan B, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não, sởi,… Đây là miễn dịch nhân tạo do em đã được tiêm vaccine phòng những bệnh này. 

- Cơ thể em đã có miễn dịch với những bệnh như: thủy đậu, quai bị,… Đây là miễn dịch tự nhiên do em đã từng mắc phải bệnh này trước đó.

CH tr 156 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Hãy cho biết trong hệ miễn dịch của cơ thể người có những loại tế bào chính nào tham gia.

Phương pháp giải:

Lý thuyết hệ miễn dịch.

Lời giải chi tiết:

Trong hệ miễn dịch của cơ thể người có những loại tế bào chính là: Tế bào thực bào, tế bào lympho B và tế bào lympho T.

CH tr 156 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Đọc thông tin, quan sát Hình 35.1 – 35.3, hãy trình bày cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.

Đọc thông tin, quan sát Hình 35.1 – 35.3, hãy trình bày cơ chế miễn dịch

 

Đọc thông tin, quan sát Hình 35.1 – 35.3, hãy trình bày cơ chế miễn dịch

Phương pháp giải:

Đọc thông tin, quan sát Hình 35.1 – 35.3.

Lời giải chi tiết:

Cơ chế miễn dịch trong cơ thể người trải qua ba hàng rào bảo vệ: Khi yếu tố gây bệnh xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể sẽ trải qua hàng rào thứ nhất là quá trình thực vào của các tế bào bạch cầu; nếu thoát khỏi quá trình thực bào này sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ hai là tế bào limpho B, các tế bào này sẽ tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và đánh dấu những tế bào nhiễm bệnh; những tế bào được đánh dấu dễ bị các tế bào lympho T nhận diện và phá hủy.

CH tr 156 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Khi xét nghiệm các thành phần của máu, nếu số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng trên mức bình thường thì người đó có nguy cơ mắc phải bệnh gì?

Phương pháp giải:

Bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể, khi cơ thể bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập, số lượng bạch cầu tăng để tiêu diệt mầm bệnh

Lời giải chi tiết:

Bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể, khi cơ thể bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập, số lượng bạch cầu tăng để tiêu diệt mầm bệnh → Khi xét nghiệm các thành phần của máu, nếu số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng trên mức bình thường thì người đó có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu số lượng bạch cầu tăng quá cao là nguy cơ của bệnh ung thư máu.

CH tr 156 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 156 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải thích vì sao con người vẫn khỏe mạnh mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn gây hại.

Phương pháp giải:

Dựa vào chức năng của hệ thông miễn dịch.

Lời giải chi tiết:

Con người vẫn khỏe mạnh mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn gây hại vì cơ thể có hệ miễn dịch có khả năng nhận diện, chống lại các tác nhân lạ khi chúng tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh những tổn thương do chúng gây ra.

CH tr 157 CH

Trả lời câu hỏi trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Tại sao nói tiêm phòng là giải pháp quan trọng trong việc phòng bệnh?

Phương pháp giải:

Vaccine là chế phẩm chứa một lượng rất nhỏ kháng nguyên hoặc mầm bệnh đã được bất hoạt hoặc làm giảm độc lực.

Lời giải chi tiết:

Vaccine là chế phẩm chứa một lượng rất nhỏ kháng nguyên hoặc mầm bệnh đã được bất hoạt hoặc làm giảm độc lực. Khi đưa vaccine vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh và ghi nhớ lại kháng nguyên đó. Nếu lần sau kháng nguyên tương tự xâm nhập thì cơ thể có khả năng sản sinh nhanh kháng thể để chống lại mầm bệnh. Bởi vậy, tiêm phòng là giải pháp quan trọng trong việc phòng bệnh vì vaccine là chế phẩm có vai trò tạo miễn dịch đặc hiệu, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh, từ đó giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây bệnh.

CH tr 157 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 157 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm ngay trên tế bào bạch cầu lympho T, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch. Người nhiễm HIV thường chết bởi các bệnh cơ hội do nhiều loại virus, vi khuẩn gây nên.

a) Tại sao người nhiễm HIV lại mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại virus, vi khuẩn?

b) AIDS là bệnh có thể phòng tránh được nhờ tiêm phòng vaccine không? Tại sao?

Phương pháp giải:

HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm ngay trên tế bào bạch cầu lympho T, làm rối loạn chức năng của tế bào dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch. Người nhiễm HIV thường chết bởi các bệnh cơ hội do nhiều loại virus, vi khuẩn gây nên.

Lời giải chi tiết:

a) Người nhiễm HIV mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại virus, vi khuẩn vì: Virus HIV gây nhiễm ngay trên tế bào bạch cầu lympho T, làm rối loạn chức năng của tế bào này dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch. Khi đó, cơ thể mất khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn. 

b) AIDS là bệnh không thể phòng tránh được nhờ tiêm phòng vaccine vì: Bệnh AIDS là do virus HIV gây ra, mà virus này có khả năng tạo ra nhiều biến thể mới một cách nhanh chóng gây khó khăn cho việc chế tạo vaccine. Do đó, hiện nay chưa có vaccine phòng chống virus HIV.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close