Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng trang 120, 121, 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo

Nếu nhỏ đồng thời một giọt màu vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở cốc nào giọt màu loang ra nhanh hơn?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 120 CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 120 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Nếu nhỏ đồng thời một giọt màu vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở cốc nào giọt màu loang ra nhanh hơn?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Nếu nhỏ đồng thời một giọt màu vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở cốc nước nóng giọt màu loang ra nhanh hơn.

Câu hỏi tr 120 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 120 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Trong thí nghiệm Brown (Hình 26.1), các hạt phấn hoa trong nước chuyển động như thế nào khi quan sát qua kính hiển vi?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Trong thí nghiệm Brown, các hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía khi quan sát qua kính hiển vi.

Câu hỏi tr 120 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 120 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Vì sao gọi sự chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Gọi sự chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt vì sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ.

Câu hỏi tr 120 VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 120 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu bài học.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Nếu nhỏ đồng thời một giọt màu vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở cốc nước nóng giọt màu loang ra nhanh hơn. Vì nhiệt độ của cốc nước nóng lớn hơn nhiệt độ của cốc nước lạnh nên các nguyên tử, phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn các nguyên tử, phân tử nước lạnh làm các giọt màu loang ra nhanh hơn.

Câu hỏi tr 121 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 121 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Phân biệt năng lượng nhiệt và nội năng của một vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

 

Năng lượng nhiệt

Nội năng

Phân biệt

là tổng động năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.

là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.

Câu hỏi tr 121 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 121 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Vì sao hơi nước sôi (Hình 26.2) có thể làm bật nắp ấm, còn nếu nước trong ấm chưa sôi thì không xảy ra điều đó?

 

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Khi nước trong ấm sôi tức nhiệt độ của nước tăng lên nhiều so với khi nước chưa sôi, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn rất nhiều so với các phân tử nước khi nước chưa sôi. Động năng của các phân tử nước khi nước sôi tăng lên, do đó nội năng của phân tử nước tăng dẫn tới có nhiều phân tử nước chuyển động lên trên cao va chạm vào nắp ấm tạo ra lực đẩy lớn đủ để làm bật nắp ấm lên.

Câu hỏi tr 121 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 121 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Vì sao khi vật bị cọ xát thì nội năng của vật tăng?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Khi vật bị cọ xát thì nhiệt độ của vật tăng lên làm các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn làm nội năng của vật tăng lên.

Câu hỏi tr 121 LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 121 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Khi người thợ rèn thả một thanh sắt đã nung nóng đỏ vào trong chậu nước lạnh thì nội năng của thanh sắt và của chậu nước thay đổi như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Khi người thợ rèn thả một thanh sắt đã nung nóng đỏ vào trong chậu nước lạnh thì nội năng của thanh sắt giảm đi và nội năng của chậu nước tăng lên.

Câu hỏi tr 121 CH 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 121 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Tiến hành đo năng lượng nhiệt với một thể tích nước V1 vừa đủ rồi lặp lại phép đo với thể tích nước V2 = \(\frac{{{V_1}}}{2}\) (giữ nguyên nhiệt độ ban đầu). Hoàn thành Bảng 26.1.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Thực hiện thí nghiệm ta thu được số liệu minh họa sau (các em tham khảo):

 

a. So sánh: Năng lượng nhiệt mà nước thu vào khi nhiệt độ tăng thêm 50C, 100C lớn hơn năng lượng nhiệt của nước ở nhiệt độ ban đầu.

b. So sánh: Thể tích nước cần đun lớn hơn thì giá trị năng lượng nhiệt cần thiết để đun sôi nước tăng lên.

Câu hỏi tr 122 CH

Trả lời câu hỏi trang 122 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Trong thí nghiệm ở Hình 26.3, năng lượng được chuyển hóa như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Năng lượng điện được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.

Câu hỏi tr 122 TN

Trả lời câu hỏi thí nghiệm trang 122 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Thực hành đo năng lượng nhiệt

Chuẩn bị: bộ nguồn, jun kế, nhiệt lượng kế và bộ đun, nhiệt kế, que khuấy, dây nối.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Đong và rót một lượng nước vừa đủ vào nhiệt lượng kế. Đọc và ghi lại nhiệt độ ban đầu của nước.

Bước 2: Lắp các dụng cụ như Hình 26.3. Sau đó bật nút ON trên bộ nguồn và trên jun kế.

Bước 3: Nhấn nút START trên jun kế. Khuấy đều nước trong nhiệt lượng kế bằng que khuấy đồng thời theo dõi số chỉ của nhiệt kế và jun kế. Đọc và ghi lại số đo của jun kế khi nhiệt độ của nước tăng thêm 50C, 100C so với ban đầu.

Bước 4: Khi nước sôi, nhấn nút STOP trên nhiệt lượng kế. Đọc và ghi lại số đo hiển thị trên jun kế.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Thực hiện các bước trong thí nghiệm ta thu được số liệu minh họa sau (các em tham khảo):

 

Câu hỏi tr 122 VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 122 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo

Nêu vai trò của năng lượng nhiệt trong đời sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về năng lượng nhiệt và nội năng

Lời giải chi tiết:

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình, năng lượng nhiệt có vai trò quan trọng, được sử dụng cho rất nhiều nhu cầu khác nhau như: để đun nấu thức ăn (bếp gas, bếp điện, lò nướng, nồi cơm điện, …); để cấp nước nóng cho tắm giặt (bình đun nước bằng gas, bằng điện, bằng năng lượng mặt trời); để sưởi ấm mùa đông (lò sưởi, bơm nhiệt – điều hòa nhiệt độ chạy chiều làm nóng); để sấy khô tóc khi vừa tắm xong, sấy quần áo khi trời nồm ẩm (máy sấy, máy hút ẩm, tủ sấy); để làm mát không khí về mùa hè (quạt hơi nước, máy lạnh – điều hòa nhiệt độ chạy chiều làm mát); để làm lạnh, làm đông bảo quản thức ăn, thực phẩm (tủ lạnh, tủ đông); v.v…

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close