Bài 32. Hệ tiêu hoá ở người trang 142, 143 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo

Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Thức ăn khi vào cơ thể người đã được hệ tiêu hóa biến đổi và hấp thụ như thế nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 142 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Thức ăn khi vào cơ thể người đã được hệ tiêu hóa biến đổi và hấp thụ như thế nào?

Phương pháp giải:

Lý thuyết hệ tiêu hóa ở người.

Lời giải chi tiết:

Thức ăn khi vào cơ thể người được hệ tiêu hóa biến đổi và hấp thụ bằng cách: Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) để tạo thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được. Phần lớn chất dinh dưỡng đã được hấp thụ qua thành ruột non. Phần còn lại của thức ăn sau khi trải qua quá trình hấp thụ ở ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già sẽ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước. Sau đó, hoạt động của một số vi khuẩn của ruột già phân giải những chất còn lại tạo thành phân và thải ra ngoài nhờ nhu động của ruột già theo cơ chế phản xạ qua hậu môn.

CH tr 142 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 32.1, hãy:

1. Liệt kê các cơ quan trong hệ tiêu hóa bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Phương pháp giải:

Quan sát hình 32.1

Lời giải chi tiết:

Hệ tiêu hóa ở người

Các cơ quan thuộc ống tiêu hóa

Các cơ quan thuộc tuyến tiêu hóa

Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Tuyến nước bọt, tuyến vị, gan, túi mật, tụy, tuyến ruột.

CH tr 142 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 32.1, hãy:

2. Trình bày sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa để thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 32.1

Lời giải chi tiết:

Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa để thực hiện quá trình tiêu hóa thức ăn: 

 

- Thức ăn khi vào khoang miệng được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và hoạt động đảo trộn ở lưỡi. Tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.

- Hầu tham gia vào cử động nuốt và chuyển thức ăn xuống thực quản, thực quản đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày.

- Dạ dày co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị. Enzyme pepsin của tuyến vị giúp biến đổi một phần protein trong thức ăn. 

- Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống chuyển xuống ruột non, tại đây có ba loại dịch là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột chứa các enzyme giúp biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. 

- Phần lớn các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột non, phần thức ăn còn lại sau khi hấp thụ sẽ được chuyển xuống ruột già sẽ được hấp thụ lại nước và một số muối khoáng; cô đặc chất bã, tạo phân và thải ra ngoài thông qua hậu môn.

CH tr 143 LT 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Vì sao khi nhai cơm lâu trong miệng thường thấy ngọt?

Phương pháp giải:

Chú ý thành phần của nước bọt

Lời giải chi tiết:

Khi nhai cơm lâu trong miệng thường thấy ngọt vì: Trong miệng khoang miệng có quá trình đảo trộn để thức ăn thấm đều nước bọt. Mà trong nước bọt chứa enzyme amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột trong cơm thành đường maltose, loại đường này tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

CH tr 143 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Cho biết thông tin về một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

 

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

Bệnh về đường tiêu hóa

 

Nguyên nhân

Triệu chứng

Cách phòng, chống

Sâu răng

Do vi khuẩn trong các mảng bám, thức ăn dư thừa trong các kẽ răng phát triển và gây phá hủy cấu trúc răng.

Đau, buốt răng; răng nhạy cảm; xuất hiện đốm nâu, đen ở răng hoặc có lỗ hổng trên răng,…

Giữ vệ sinh răng miệng; hạn chế ăn vặt nhất là những thức ăn ngọt, chứa nhiều đường (như bánh, kẹo,...), đồ ăn có mùi nồng (như mắm tôm) hoặc các loại nước uống có gas; khám răng định kì;…

Viêm dạ dày cấp

Do nhiễm khuẩn; căng thẳng quá độ; ăn không đúng bữa, khẩu phần ăn không hợp lí hoặc lạm dụng các chất có cồn, thuốc kháng viêm,…

Chán ăn, chướng bụng, đau bụng, khó tiêu,…

Duy trì chế độ ăn uống hợp lí tránh thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ, chua, cay, bổ sung các thực phẩm có lợi cho dạ dày; ăn chín uống sôi; chia nhỏ bữa ăn; hạn chế uống bia rượu; nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ; giữ tinh thần thoải mái để phòng, chống bệnh. 

Tiêu chảy 

cấp tính

Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột,…

Đầy bụng, tiêu chảy, nôn, mệt mỏi,…

Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi;…

Táo bón

Do chế độ ăn uống không hợp lí (uống ít nước, thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo,…); do mắc các bệnh lí như tắc nghẽn ống tiêu hóa,…; sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng acid,…;…

Đại tiện khó, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng, lâu không thể đại tiện,…

Cần có chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung chất xơ; vận động thích hợp; tránh căng thẳng; không nhịn đi đại tiện, tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ hàng ngày;…

Giun sán

Do tiếp xúc với môi trường chứa ấu trùng như đi bộ chân đất, nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng; vệ sinh cá nhân kém như không rửa tay trước khi ăn,…; thói quen ăn thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh;…

Đau bụng vùng rốn, người gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun, rối loạn tiêu hóa đi phân lúc đặc lúc lỏng, ngứa hậu môn về đêm nếu nhiễm giun kim, có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất,…

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; ăn chín uống sôi; không dùng phân chưa qua xử lí để bón cây; tẩy giun định kì mỗi 6 tháng;…

CH tr 143 LT 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Liệt kê một số thói quen ăn uống hoặc loại thức ăn có thể gây hại cho cơ thể

Phương pháp giải:

Học sinh tự liệt kê một số thói quen.

Lời giải chi tiết:

- Một số thói quen ăn uống có thể gây hại cho cơ thể: bỏ bữa, ăn không đúng giờ; ăn vội vàng, nhai không kĩ; tinh thần lúc ăn không được vui vẻ; sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay; ăn ít rau xanh, uống ít nước;…

- Một số loại thức ăn có thể gây hại cho cơ thể: thức ăn chứa nhiều đường; đồ uống có ga; thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, trái cây đóng hộp,…; thức ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa; thức ăn quá mặn như thịt muối, dưa chua,…; đồ uống chứa nhiều caffeine như trà, cà phê,…; thức ăn ôi thiu;…

CH tr 143 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Vì sao nhai kĩ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn?

Phương pháp giải:

Nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn.

Lời giải chi tiết:

Nhai kĩ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn vì:

- Nhai kĩ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, các dịch tiêu hóa sẽ thấm được nhiều hơn và giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn. 

- Việc nhai kĩ cũng giúp có đủ thời gian cho tinh bột trong thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi đi vào dạ dày. 

- Nhai kĩ giúp phá vỡ được lớp vỏ cellulose của thức ăn như hạt, rau, củ,… để hấp thụ các chất dinh dưỡng bên trong.

- Đồng thời, khi nhai, các động tác nhai của hàm và sự bài tiết nước bọt sẽ gửi xung động thần kinh lên nã bộ, từ đó kích thích hoạt động của dạ dày, gan, tụy, ruột. Khi đó, quá trình tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close