Bài 19. Tốc độ phản ứng trang 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100 Hóa 10 Kết nối tri thứcLàm thế nào có thể so sánh sự nhanh, chậm của các phản ứng hóa học để thúc đẩy hoặc kìm hãm nó theo mong muốn. Xét phản ứng H2 + Cl2 → 2HCl Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 92 MĐ
Phương pháp giải: Các phản ứng khác nhau sẽ xảy ra với thời gian khác nhau. Lời giải chi tiết: Thời gian là đại lượng để xác định sự nhanh, chậm của các phản ứng hóa học. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây(s), phút (min), giờ (h), ngày(d),.. CH tr 93 CH
Phương pháp giải: a) Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu giảm dần theo thời gian, trong khi lượng sản phẩm tăng dần theo thời gian. b) Đơn vị thời gian: giây(s), phút (min), giờ (h), ngày(d),.. Lời giải chi tiết: a) Theo thời gian, nồng độ có xu hướng tăng dần => Đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của sản phẩm HCl b) Đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này là phút (min). CH tr 93 HĐ
Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: 1.
2. Ta thấy: vtb1 > vtb2 > vtb3 => Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian CH tr 94 CH
Phương pháp giải: Từ phương trình hóa học, cho thấy tỉ lệ cứ 2 mol NO phản ứng với 2 mol H2, sinh ra 1 mol N2 và 2 mol H2 Lời giải chi tiết: Gọi ∆CNO, ∆CH2, ∆CN2, ∆CH2O lần lượt là biến thiên nồng độ các chất NO, H2, N2 và H2O trong khoảng thời gian . Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:
CH tr 95 HĐ
Phương pháp giải: Thông thường , khi nồng độ tăng, tốc độ phản ứng sẽ tăng Lời giải chi tiết: 1. Phản ứng ở bình Na2SO3 0,3 M xảy ra nhanh nhất Phản ứng ở bình Na2SO3 0,05 M xảy ra chậm nhất 2. Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. CH tr 96 CH
Phương pháp giải: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia và phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hóa học. Lời giải chi tiết: a) v = k . CX.CY Trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng CX.CY lần lượt là nồng độ của X và Y tại một thời điểm đang xét b) - Tốc độ phản ứng tại thời điểm đầu: v = k . CX.CY = 2,5 . 10-4 . 0,02 . 0,03 = 1,5 . 10-7(mol/(Ls)) - Tốc độ phản ứng tại thời điểm hết một nửa lượng X => CX= 0,01 M CY = 0,02 M v = k . CX.CY = 2,5 . 10-4 . 0,01 . 0,02 = 5.10-8(mol/(Ls)) CH tr 97 CH
Phương pháp giải: Nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Lời giải chi tiết: Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí (giảm thể tích) thì nồng độ mỗi khí tăng lên. CH tr 97 CH
Phương pháp giải: Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia. Lời giải chi tiết: Phản ứng (1) và (2) có sự tham gia của chất khí => Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng (1) và (2). CH tr 97 HĐ
Phương pháp giải: Tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng Lời giải chi tiết: 1. Sự thay đổi màu sắc trong ống nghiệm được đung nóng nhanh hơn. 2. Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng sẽ tăng lên CH tr 98 CH
Phương pháp giải: Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Lời giải chi tiết: Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. CH tr 98 CH
Phương pháp giải: - Thực nghiệm cho thấy khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng thường tăng từ 2 đến 4 lần. - Tỉ số tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T và T+10 được biểu diễn thông qua đại lượng hệ số nhiệt độ . Lời giải chi tiết: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là tỉ số giữa tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T và T+10 nên giá trị càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng càng mạnh. CH tr 98 CH
Phương pháp giải: \(\gamma = \frac{{{v_{T + 10}}}}{{{v_T}}}\) Lời giải chi tiết: a) \(\gamma = \frac{{{v_T} + 10}}{{{v_T}}}\) = 0,15 : 0,05 = 3 b) \(\gamma = \frac{{{v_T} + 10}}{{{v_T}}}\) = v40/v30 = v40/0,15 = 3 => v40 = 0,15.3 = 0,45 mol/L.min CH tr 98 HĐ
Phương pháp giải: 1. Diện tích tiếp xúc tăng => Tốc độ phản ứng tăng 2. Kích thước hạt càng nhỏ thì tổng diện tích tiếp xúc bề mặt càng lớn 3. Diện tích tiếp xúc tăng => Tốc độ phản ứng tăng Lời giải chi tiết: 1. Phản ứng trong bình mà đã vôi được đập nhỏ có tốc độ thoát khí nhanh hơn. 2. Đá vôi dạng được đập nhỏ có tổng diện tích bề mặt lớn hơn. 3. Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng. CH tr 99 HĐ
Phương pháp giải: 1. Tiến hành và quan sát kết quả thí nghiệm 2. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng Lời giải chi tiết: 1. Bình được bổ sung chất xúc tác có tốc độ thoát khí nhanh hơn so với bình không có chất xúc tác. 2. Khi có chất xúc tác, phản ứng sẽ xảy ra qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có năng lượng hoạt hóa thấp hơn so với phản ứng không xúc tác. Do đó số hạt có đủ năng lượng hoạt hóa sẽ nhiều hơn, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng lên. CH tr 99 CH
Phương pháp giải: Khi có chất xúc tác, phản ứng sẽ xảy ra qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có năng lượng hoạt hóa thấp hơn so với phản ứng không xúc tác. Do đó số hạt có đủ năng lượng hoạt hóa sẽ nhiều hơn, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng lên. Lời giải chi tiết: Trong cùng khoảng thời gian, thể tích khí oxygen được biểu diễn theo đường (b) lớn hơn so với đường (a). => Đường phản ứng (a) tương ứng với phản ứng không có xúc tác. Đường phản ứng (b) tương ứng với phản ứng có xúc tác. CH tr 100 CH
Phương pháp giải: Trong đời sống và sản xuất, con người áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật để thay đổi tốc độ phản ứng như thay nồng độ , nhiệt độ, dùng chất xúc tác,… Lời giải chi tiết: a) Sử dụng oxygen nguyên chất => tăng nồng độ b) Tủ lạnh bảo quản => hạ nhiệt độ, kìm hãm tốc độ chuyển hóa các chất. c) Muối dưa bằng cách cho thêm muối, nước chua,… => thêm chất xúc tác, CH tr 100 CH
Phương pháp giải: Trong sản xuất, con người áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật để thay đổi tốc độ phản ứng như thay nồng độ , nhiệt độ, dùng chất xúc tác,… Lời giải chi tiết: Phản ứng 4NH3(g) + 5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g), có sự tham của chất khí nên có thể tăng tốc độ phản ứng bằng cách: tăng áp suất, tăng nhiệt độ của phản ứng.
|