Giải Bài tập Viết trang 72 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạoThế nào là bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội? Kiểu bài viết này cần đáp ứng những yêu cầu nào về nội dung và cách thức trình bày?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Thế nào là bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội? Kiểu bài viết này cần đáp ứng những yêu cầu nào về nội dung và cách thức trình bày? Phương pháp giải: Dựa vào phần Tri thức về kiểu bài Lời giải chi tiết: Bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng đã thu nhập từ quá trình khảo sát thực tế, thu thập và phân tích dữ liệu/ thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất. Yêu cầu: - Xác định được đề tài và câu hỏi nghiên cứu - Thực hiện được các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu - Trình bày được đầy đủ, sáng rõ và thuyết phục các kết quả nghiên cứu bằng văn phòng khoa học - Sử dụng, phân tích được đa dạng loại dữ liệu trong nghiên cứu, xác định được tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu - Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ thông tin - Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách Câu 2 Vẽ sơ đồ bố cục của bài báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. Phương pháp giải: Dựa vào Tri thức về kiểu bài trong Ngữ văn 12, tập hai, tr.107 Lời giải chi tiết: Câu 3 Dùng Bảng kiểm Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội để đánh giá ngữ liệu tham khảo Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong SGK Ngữ văn 12, tập hai. Từ đó, rút ra những điều cần lưu ý khi viết để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài này. Phương pháp giải: Tham khảo Bảng kiểm Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và đối chiếu ngữ liệu tham khảo Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội với Bảng trên. Lời giải chi tiết: HS tự đối chiếu với Bảng. Lưu ý: - Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, khách quan, khoa học - Xác định được đề tài và câu hỏi nghiên cứu - Thực hiện được các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu - Trình bày được đầy đủ, sáng rõ và thuyết phục các kết quả nghiên cứu bằng văn phòng khoa học - Sử dụng, phân tích được đa dạng loại dữ liệu trong nghiên cứu, xác định được tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu - Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ thông tin - Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách - Bố cục bài viết phải đảm bảo đầy đủ các phần, mục. Câu 4 Thực hiện đề bài sau: Tình huống: Trường bạn tổ chức cuộc thi “Nhà khoa học trẻ” nhằm tuyển chọn những đề tài xuất sắc dự thi vòng chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học. Nhiệm vụ: Bạn hoặc nhóm của bạn chọn một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội mà (các) bạn quan tâm để tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề ấy. Yêu cầu: - Báo cáo kết quả nghiên cứu có bố cục đầy đủ các phần, mục theo yêu cầu của kiểu bài - Kết quả nghiên cứu được trình bày đầy đủ, sáng rõ và thuyết phục bằng văn phong khoa học - Sử dụng phù hợp cách trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ. - Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách Phương pháp giải: Nắm chắc kiến thức về kiểu bài Lời giải chi tiết: Bước 1: Chuẩn bị viết - Xác định đề tài; VD: Giải pháp thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - Xác định mục đích viết: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về đề tài - Đối tượng người đọc: Ban giám khảo cuộc thi “Nhà khoa học trẻ” của trường. - Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội để đưa ra lời cảnh báo, giải pháp cho vấn đề - Câu hỏi nghiên cứu: + Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong cảm nhận, hiểu biết của người dân địa phương + Có những giải pháp nào cho vấn đề trên? + Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp - Thu nhập tư liệu: Ví dụ: Thu nhập dữ liệu sơ cấp: bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn. Thu nhập dữ liệu thứ cấp: các thông tin, bài viết, bài nghiên cứu về sự ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Bước 2: Phác thảo đề cương nghiên cứu: Sau khi thu nhập đầy đủ dữ liệu, thông tin, cần đọc kĩ dữ liệu đó để phác thảo đề cương nghiên cứu gồm các phần: tên đề tài, lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, các dữ liệu cần thu nhập, phương pháp thu nhập dữ liệu. Bước 3: Thực hiện nghiên cứu - Dựa trên các tài liệu đã đọc, pháp thảo cơ sở lí thuyết để xác lập căn cứ cho việc khảo sát thực trạng hoặc thực nghiệm giải pháp đề xuất nhằm cải tiến thực trạng. VD: Cơ sở lí thuyết cần xác lập cho đề tài nghiên cứu trên là: + Khái niệm ô nhiễm tiếng ồn + Nguyên nhân có sự ô nhiễm tiếng ồn + Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân địa phương như thế nào? - Trực tiếp thu nhập các dữ liệu liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ câ hỏi nghiên cứu: thiết kế phiếu khảo sát để đánh giá mức độ hiểu biết và nhận diện thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - Phân tích, xử lí dữ liệu thu thập được bằng những công cụ phù hợp - Sau khi phân tích dữ liệu, tiến hành lí giải, phân tích, đánh giá, nhận xét về những thông tin thu thập được để đề xuất một số giải pháp cho vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại xã A, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Bước 4: Viết báo cáo kết quả Bước 5: Xem lại và chỉnh sửa Bài tham khảo: Tên đề tài: “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn tại xã A, huyện B, Hà Nội” I. Mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: Ô nhiễm tiếng ồn là một vấn đề môi trường nghiêm trọng, đặc biệt ở các khu vực dân cư gần khu công nghiệp hoặc giao thông lớn.Qua tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng ở xã A, huyện B, tiếng ồn từ phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân.Chính vì vậy, đề tài này nhằm cảnh báo về tác hại của ô nhiễm tiếng ồn và đưa ra các giải pháp để người dân có thể nâng cao chất lượng đời sống của bản thân và những người xung quanh. 2. Mục đích nghiên cứu: Xác định thực trạng, nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho ô nhiễm tiếng ồn 3. Các câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng về mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại xã A? - Các giải pháp nào có thể áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn ở xã A? II. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh 1. Thu nhập dữ liệu sơ cấp thông qua các bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp với một số hộ gia đình, cán bộ địa phương để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tác động của tiếng ồn. 2. Thu nhập dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm và tổng hợp thông ttin trên các bài báo, bài nghiên cứu, …. III. Cơ sở lý thuyết 1. Khái niệm về ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn là tình trạng âm thanh vượt quá mức bình thường gây tác động xấu đến con người. 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn - Giao thông: xuất phát từ các phương tiện giao thông. - Các công việc người dân: Các xưởng máy, các hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp gần đó - Sinh hoạt: các công trình, các hoạt động giải trí (ca hát, nhảy múa…) IV. Kết quả nghiên cứu 1. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn ở xã A Kết quả từ bảng hỏi và phỏng vấn cho thấy hầu hết người dân đều cảm nhận tiếng ồn ở mức cao, đặc biệt vào giờ cao điểm. Một số người phản ánh rằng tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây căng thẳng và suy giảm hiệu quả làm việc không chỉ của những người trưởng thành mà còn cả với những đứa trẻ trong khu vực. 2. Các biện pháp đề xuất - Cải thiện cơ sở hạ tầng - Lắp đặt màn chắn tiếng ồn ở nhà/khu vực làm việc/khu công nghiệp… - Hạn chế di chuyển và lại gần các nơi có những tiếng ồn quá lớn - Tăng cường quy định và kiểm soát tiếng ồn V. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm tiếng ồn tại xã A đang ở mức đáng lo ngại và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của những người dân. Chính vì vậy, mọi người cần phải nâng cao tinh thần bảo vệ sức khỏe của bản thân và áp dụng các biện pháp hạn chế sự ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực. VI. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Văn A, "Ô nhiễm tiếng ồn và các biện pháp xử lý," Tạp chí Môi Trường, 2023. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo về ô nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam,” 2022. …
|