Giải Bài tập Đọc (phần A) trang 37 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạoDòng nào dưới đây nêu đúng tên tác phẩm do tác giả Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam ở Pháp viết vào năm 1919?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Dòng nào dưới đây nêu đúng tên tác phẩm do tác giả Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam ở Pháp viết vào năm 1919? a. Lê-nin và các dân tộc thuộc địa b. Quyền các dân tộc c. Con rồng tre d. Bản án chế độ thực dân Pháp. Phương pháp giải: Tìm hiểu về tác giả Hồ Chí Minh và cuộc đời, sự nghiệp của Người Lời giải chi tiết: b. Quyền các dân tộc Câu 2 Dòng nào dưới đây nêu không đúng tên bài thơ trong tập Nhật ký trong tù? a. Chiều tối (Mộ) b. Ngắm trăng (Vọng nguyệt) c. Lên núi (Thướng sơn) d. Không ngủ được (Thụy bất trước) Phương pháp giải: Tìm hiểu về tác giả Hồ Chí Minh và tập Nhật ký trong tù Lời giải chi tiết: c. Lên núi (Thướng sơn) Câu 3 Nêu một số biểu hiện về tính phong phú, đa dạng và tính thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh Phương pháp giải: Đọc kĩ phần giới thiệu Về tác giả Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh trong SGK Ngữ văn 12, tập 2 Lời giải chi tiết: Biểu hiện về tính phong phú: - Phong phú, đa dạng trong phong cách nghệ thuật của các bộ phận/ thể loại +Có cả tác phẩm viết theo phong cách cổ điển (Nhật kí trong tù), có cả các tác phẩm mang phong cách hiện đại. (Truyện và kí) + Văn xuôi tự sự: thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, khả năng hư cấu sáng tạo độc đáo. + Văn chính luận, thơ ca: thể hiện một tư duy sắc bén, chú trọng hiệu quả thực tiễn của một nhà hoạt động cách mạng dạn dày - Phong phú đa dạng về phong cách sáng tác trên từng bộ phận/ thể loại: + Văn chính luận: Sự kết hợp khéo léo, hài hòa giữa: lý trí, lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồi, tác động mạnh mẽ đi nhận thức của người đọc, người nghe; nhưng cũng chứa chan tình cảm, thân mật, ôn tồn, đi thẳng vào lòng người để lại nhiều dư vị thấm thía (Tuyên ngôn độc lập) + Truyện và kí: Các tính chất vừa “dí dỏm, hài hước” vừa “trữ tình” là biểu hiện cho tính phong phú, đa dạng trong bút pháp truyện ký của Hồ Chí Minh. + Thơ ca: thường giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu tính thực tiễn, tính thời sự, có khả năng truyền cảm hứng và vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc; trong khi thơ trữ tình của Người lại luôn hài hòa giữa tính hiện đại và phong vị cổ điển. Tính thống nhất thể hiện trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. - Nội dung tư tưởng: Mọi tác phẩm đều thấm nhuần tình cảm yêu nước, tinh thần dân chủ và lập trường dân tộc. - Hình thức nghệ thuật: với cái nhìn ấm áp, lạc quan về cuộc sống con người, hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Chí Minh luôn có sự vận động tự nhiên, khỏe khoắn, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Người thường sử dụng lối viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị đi đôi với sự sáng tạo linh họa; luôn có sự kết hợp tự nhiên, hài hòa giữa phong vị cổ điển và tính hiện đại. Câu 4 Sử dụng bảng sau để tổng hợp các kỹ thuật lập luận, (thao tác nghị luận) nhằm giúp nội dung văn bản nghị luận hoàn chỉnh, thuyết phục.
Phương pháp giải: Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn Bài 8 trong SGK Ngữ văn 12, tập 2 Lời giải chi tiết:
Câu 5 Phân tích sự độc đáo, tiêu biểu trong cách triển khai lý lẽ và bằng chứng ở phần cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập Phương pháp giải: Đọc kĩ bản Tuyên ngôn Độc lập Lời giải chi tiết: Tính tiêu biểu: - Những bằng chứng đưa ra là những trích dẫn từ những văn kiện lịch sử có tính pháp lí, được nhiều người biết đến và là “những lẽ phải không ai chối cãi được”. - Những bằng chứng đó tạo ra cơ sở pháp lí, nền tảng về chân lí vững chắc làm điểm tựa cho hệ thống lập luận. Tính độc đáo: - Có sự mở rộng Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. - Hướng đến nhiều đối tượng và mỗi đối tượng gợi ra cảm xúc, tư tưởng khác nhau. - Nhằm thể hiện niềm tự hào của dân tộc, đặt ngang hàng 3 nền độc lập với nhau. Câu 6 Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ “Mùa xuân năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập” Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản từ “Mùa xuân năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập”; kết hợp với kiến thức về thao tác nghị luận chứng minh Lời giải chi tiết: Thao tác nghị luận chứng minh được sử dụng trong đoạn trích là: - “Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay,... ở Yên Bái và Cao Bằng” —> Tội ác của Pháp - “Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng.”, “biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa” —>Pháp phản bội đồng minh, tiếp ta cho phát xít Nhật - “đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo… Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.” —> Tín nhân đạo, nhân nghĩa của dân tộc Tác dụng: - Làm sáng tỏ những tội ác của thực dân Pháp với dân tộc Việt Nam - Làm sáng tỏ việc thực dân Pháp không có quyền và tư cách đối với đất nước Việt Nam - Làm sáng tỏ quyền được độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Câu 7 Bàn về tình thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Về nội dung, tư tưởng, mọi tác phẩm của Người đều thấm nhuần tình yêu nước, tinh thần dân chủ và lập trường dân tộc” (Ngữ văn 12, tập hai, tr.64, bộ Chân trời sáng tạo). Hãy tìm một số ví dụ trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập để làm sáng tỏ nhận định trên. Phương pháp giải: Đọc văn bản Lời giải chi tiết: Một số ví dụ trong văn bản Tuyên ngôn độc Lập làm sáng tỏ về nhận định trên: - Tinh thần yêu nước trong tuyên ngôn độc lập thể hiện ở: + Lập trường kiên quyết khẳng định quyền độc lập tự do hạnh phúc của nhân dân Việt Nam + Tình cảm xót thương trước những nỗi đau của nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị Thực dân Pháp + Tình cảm tự hào và yêu mến trong những hành động chính nghĩa yêu nước …. - Tinh thần dân chủ và lập trường của dân tộc trong tuyên ngôn độc lập: các lí lẽ, bằng chứng, thái độ đều lấy dân làm gốc xuất phát từ thực tiễn và ý chí của nhân dân đứng chết lập trường chính nghĩa khẳng định triết lý về quyền độc lập tự do của dân tộc Câu 8 Các bài thơ Rằm tháng Giêng, Cảnh rừng Việt Bắc có thể hiện sự kết hợp phong vị cổ điển và tính hiện đại hay không? Hãy nêu rõ ý kiến của bạn Phương pháp giải: Đọc các bài thơ Rằm tháng giêng cảnh rừng Việt Bắc kết hợp với sự tìm hiểu thế về phong vị cổ điển, tính hiện đại Lời giải chi tiết: - Phong vị cổ điển của hai bài thơ: + Hình thức: thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú luật Đường , cách sử dụng các hình ảnh mang đậm phong vị cổ điển + Nội dung: thể hiện qua đề tài, tình cảm thiên nhiên…. - Tính hiện đại + Cảnh rừng Việt Bắc: Chủ thể trữ tình tư thấy một cuộc sống kháng chiến đầy đủ trong thiếu thốn, gian lao. Tính hiện đại còn thể hiện ở niêm tin, lời hứa hẹn về cuộc kháng chiến sẽ thành công + Rằm tháng Giêng: Thơ Bác không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật, tình cảm mà còn bộc lộ những tư tưởng, quan điểm sâu sắc về cuộc sống, cách mạng, thể hiện của tính hiện đại còn qua hình ảnh chiến khu, qua sự lạc quan, tươi tắn của những người hoạt động cách mạng về sự vật xung quanh Câu 9 Câu chuyện trong Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể điểm nhìn như vậy có tác dụng gì? Phương pháp giải: Đọc tác phẩm Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu, kết hợp với những kiến thức về ngôi kể để trả lời. Lời giải chi tiết: - Câu chuyện trong Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu được kể từ ngôi kể thứ ba. —> Tác dụng của ngôi kể thứ ba trong tác phẩm: người kể chuyện đứng đằng sau quan sát, nắm bắt và kể lại toàn bộ diễn biến sự việc, tâm lý nhân vật. Điều đó làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, tác giả có thể bao quát sự về sự việc , làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh thời sự sống động của nó. - Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được hiện lên thông qua nhiều điểm nhìn khác nhau. —> Tác dụng: - Tránh những thiên kiến, giúp người đọc có những góc nhìn khác nhau - Tăng thêm tính mâu thuẫn, đối lập của các nhân vật. Tăng tính châm biếm, hài hước của tác phẩm Câu 10 Dựa vào văn bản Giá trị của tập “Truyện và kí” (Nguyễn Ái Quốc), bạn hãy nêu một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập sách. Phương pháp giải: Đọc văn bản Giá trị của tập “Truyện và kí” (Nguyễn Ái Quốc) Lời giải chi tiết: - Về giá trị nội dung, tư tưởng: các tác phẩm trong tập truyện này đều có nội dung cô đọng , kể chuyện khắp năm châu, trước hết là Việt Nam. Một mặt các tác phẩm “đả kích một cách chua cay-do đó rất mạnh mẽ- vào kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng thuộc địa nói chung, là đế quốc thực dân và bè lũ tay sai phong kiến” mặt khác cũng “biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta, ta hào có một quốc sử “treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn””. - Về giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ: Lối viết “vui, nhẹ, thoải mái, thoạt đọc như mạn đàm, phóng bút, mà chứa đựng một nội dung tư tưởng cao cả và sâu sắc, lại được viết dưới một hình thức văn nghệ dễ tiếp thu, thấm thía, có một ý nghĩa giáo dục to lớn”. Hình thức đa dạng mà nhất quán, đậm “tính lãng mạn cách mạng” và “phóng khoáng”; “vốn kiến thức cổ kim, đông tây uyên bác. Không phải chỉ kiến thức học vấn cao xa, mà cả những hiểu biết chi li hằng ngày”; thâm nhập tư duy của người Pháp, sử dụng tiếng Pháp nhuần nhị, bút pháp châm biếm vừa mang phong cách cá nhân, vừa mang phong cách hài hước rất Pháp, rất hiện đại.
|