Giải Bài tập Đọc (phần B) trang 39 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạoĐọc văn bản Vi hành (trích Truyện và kí) và thực hiện các yêu cầu bên dưới Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Văn bản 1 Câu 1 Tóm tắt sự kiện, xác định bố cục và tình huống xảy ra câu chuyện trong văn bản Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Sự kiện: Trong thời gian vua Khải Định cải trang vi hành ở Pháp, đôi thanh niên đã lầm tưởng nhân vật “tôi” là vua Khải Định. Họ mặc sức bàn tán, đồn đại về tư cách mua vui giải trí cho dân Pháp của ông vua này. Nhân chuyện này, tác giả đã châm biếm chính sách cử mật thám theo dõi, “chăm sóc” những người Việt Nam yêu nước hoạt động ở Pháp không khác gì săn sóc một thượng khách và mỉa mai rằng đó là do Chính phủ cũng nhầm những người này là vua Khải Định. Bố cục: 2 phần + P1: từ đầu đến “nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?”: Thuật lại cuộc trò chuyện bàn tán của đôi thanh niên về nhân vật “tôi”- người bị nhầm là vua Khải Định. + P2: còn lại: Kể về việc Chính phủ Pháp sai mật thám theo dõi, “chăm sóc đặc biệt” cho những người Việt Nam yêu nước hoạt động ở Pháp. Tình huống xảy ra câu chuyện trong văn bản: Đôi trai gái, công chúng Pháp và cả Chính phủ Pháp đều lầm lẫn ông vua vi hành với nhân với nhân vật “tôi” Văn bản 1 Câu 2 Phân tích nhân vật Khải Định và cho biết những lời bàn tán của đôi thanh niên về một ông vua “đi chơi vi hành” có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật này Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý các chi tiết nhắc đến nhân vật Khải Định Lời giải chi tiết: Phân tích nhân vật Khải Định và cho biết những lời bàn tán của đôi thanh niên về một ông vua “đi chơi vi hành” có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật này Nhân vật vua Khải Định hiện lên qua cái nhìn đầy tính biếm họa của đôi thanh niên và công chúng Pháp: - Một kẻ ăn chơi , lạ thường khiến người ta “bật cười: “đi chơi vi hành”, có mặt ở những nơi ăn chơi “trường đua”, “trong đường xe điện ngầm”, … - Dáng vẻ: “nhút nhát”, “lúng ta lúng túng”; ăn mặc lố lăng, kệch cỡm, lạ đời, theo như lời cô gái nói: “có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”; “ người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”;... - Đáng giá một trò giải trí kiểu con rối, không mất tiền: hiện lên với dáng vẻ thảm hại: “chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ngay cạnh”, trong khi, “xem buổi dạ hội thuộc địa ở Nhà hát Ca vũ phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của thánh xứ Công-gô”, “ông bầu Nhà hát Múa rối có định ký giao kèo thuê đấy”... Văn bản 1 Câu 3 Đúng là kể chuyện lầm lẫn nhưng theo bạn mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của Chính phủ có gì khác với mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của đôi thanh niên? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Chú ý cách kể về sự lầm lẫn của Chính phủ và cách kể về sự lầm lẫn của đôi thanh niên Lời giải chi tiết: Đều là kể chuyện lầm lẫn nhưng theo bạn mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của Chính phủ có gì với mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của đôi thanh niên: Mục đích của việc hư cấu lên sự nhầm lẫn của Chính phủ là một cách liên hệ tạt ngang bất ngờ nhằm đả kích chính sách mật thám của chính phủ thực dân Pháp dành cho những người Việt Nam yêu nước và cách mạng. So với sự lầm lẫn của đôi thanh niên sự lầm lẫn, của chính phủ pháp trên thực tế khó xảy ra hơn nghĩa là độ phóng đại ở đây lớn hơn lời kể cũng mạnh mẽ và giết Gióng hơn Văn bản 1 Câu 4 Xác định chủ đề, tư tưởng của truyện Vi hành. Nhận xét về sự phối hợp giữa nội dung và hình thức của tác phẩm. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Chủ đề của truyện là kể lại chuyện “vi hành” của vua bù nhìn Khải Định trong chuyến đi Pháp. Tư tưởng của tác phẩm là tư tưởng yêu nước, sự tự tôn dân tộc và tinh thần chống lại thực dân- phong kiến Sự kết hợp giữa nội dung và hình thức của tác phẩm giúp tác phẩm: - Tạo ra cái nhìn khách quan về ông vua Khải Định và chuyến Pháp du của ông ta (văn bản dường như chỉ “ghi âm” lại cuộc trò chuyện của đôi bạn trẻ) - Thể hiện sự khéo léo của tác giả:chọn lối với trào phúng hiện đại, cách thức là bức thư gửi cho cô em gái, điều đó tạo nên sức hút, gợi sự tò mò cho độc giả. Đồng thời thông qua đó, tác giả đã châm biếm, mỉa mai chế độ thực dân- phong kiến Văn bản 1 Câu 5 Mục Tri thức Ngữ văn của nhận định về đặc điểm truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc như sau: “Về hình thức nghệ thuật, đây là các truyện, kí cho thấy [...] một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh.” Truyện Vi hành có thể hiện rõ đặc điểm đó không? Hãy nói rõ ý kiến của bạn. Phương pháp giải: Đọc kĩ mục Tri thức ngữ văn Đối chiếu với truyện Vi hành Nêu quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết: Truyện Vi hành thể hiện rõ đặc điểm: “Về hình thức nghệ thuật, đây là các truyện, kí cho thấy [...] một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh.”: - Ngòi bút châm biếm sâu sắc: qua hình ảnh vua Khải Định đi “vi hành” sang Pháp, tác giả không chỉ châm biếm hình ảnh vua Khải Định, mà còn châm biếm cả chế độ phong kiến, châm biếm sự “chăm sóc” tận tình của chế độ thực dân. - Ngòi bút châm biếm đầy tính chiến đấu: qua việc châm biếm, vua Khải Định muốn thức tỉnh nhân dân, khơi dậy tình yêu nước, căm thù giặc - Ngòi bút châm biếm tươi tắn, hóm hỉnh: ngôn ngữ gần gũi, ngắn gọn, súc tích; hình ảnh được xây dựng một cách hài hước; những tình huống hài hước, trớ trêu Văn bản 2 Câu 1 Xác định chủ thể trữ tình, bố cục và mối quan hệ giữa các phần của bài thơ. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: - Chủ thể trữ tình: người tù (“nhân”) - nhà thơ (“thi gia”) - Bố cục: P1: (2 câu đầu): Cảnh ngộ ngắm trăng và tâm trạng của người tù P2: (2 câu cuối): Sự giao hòa của người tù và trăng - Mối liên hệ giữa các phần tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh: người- trăng, dù xa nhau trong khoảng cách địa lý, nhưng hai đối tượng đều có sự tương giao, đều lặng lẽ nhìn ngắm nhau qua song sắt nhà tù. Văn bản 2 Câu 2 Nhận xét về hoàn cảnh “ngắm trăng” và tâm trạng, cảm xúc của chủ đề trữ tình trong hai dòng thơ đầu. Tâm trạng, cảm xúc đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý hoàn cảnh của chủ thể trữ tình Lời giải chi tiết: Hoàn cảnh ngắm trăng thiếu thốn: “trong tù”, “không rượu”, “không hoa” Điệp từ “không…”, kết hợp với cách nói đối: không gian ngục tù- đêm trăng sáng Tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình: lúng túng, băn khoăn “nại nhược hà?” Văn bản 2 Câu 3 Phân tích cách thể hiện tình cảm của người (nhân) dành cho trăng (minh nguyệt) và tình cảm của trăng (nguyệt) dành cho người (thi gia) trong hai dòng thơ cuối và cho biết cấu trúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ 2 dòng thơ cuối, chú ý cấu trúc của bài thơ Lời giải chi tiết: Hai dòng thơ cuối tác phẩm: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” - Nội dung: Sự hòa quyện, giao thoa giữa nhân vật trữ tình với ánh trăng + Thi nhân: có sự đồng điệu, giao cảm sâu sắc với vầng trăng. Trăng trở thành người bạn tri âm, tri kỷ; trở thành người chia sẻ nỗi lòng và những tâm sự thầm kín. + Trăng: lặng lẽ chiếu sáng, chứng kiến và chia sẻ mọi tâm sự của nhà thơ. Văn bản 2 Câu 4 Nêu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: - Chủ đề: Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần ở trong tù - Cảm hứng chủ đạo: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và niefm khao khát tự do trong cảnh lao tù của nhà thơ Hồ Chí Minh Văn bản 2 Câu 5 Theo bạn, phong vị cổ điển của bài thơ được thể hiện qua những yếu tố nào? Phương pháp giải: Chú ý những chi tiết thể hiện phong vị cổ điển Nêu quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết: - Thể hiện qua đề tài (ngắm trăng) - Thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn mang đậm phong vị cổ điển - Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh: "rượu", "hoa","lương tiêu", "trăng", "thi gia",... Văn bản 3 Câu 1 Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho viết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Hoàn cảnh: Cuối năm 1946, trước âm mưu khiêu khích, tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp - Mục đích: Kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc - Đối tượng: toàn thể nhân dân Việt Nam. —> Hoàn cảnh, mục đích, đối tượng tác động đến: - Nội dung văn bản: vạch trần âm mưu xâm lược của Pháp, kêu gọi toàn dân bảo vệ nền độc lập khẳng định chiến thắng giành thắng lợi - Đến cách viết của tác giả: ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, sử dụng hợp lí ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với các biện pháp tu từ, đa dạng kiểu câu… Văn bản 3 Câu 2 Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản. - Cách xưng hô + “đồng bào” , “anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân” —> Tình máu thịt, gắn bó của nhân dân. Từ đó khơi gợi sự đại đoàn kết dân tộc + “thực dân Pháp”, “chúng” —> Sự căm thù đối với giặc ngoại xâm - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: “ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”, “Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!”, “Kháng chiến thắng lợi tự do muôn năm!” + Liệt kê: “bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc”, “binh sĩ, tự vệ, dân quân” → Nhấn mạnh vào ý chí, quyết tâm đánh giặc, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của cả dân tộc. - Sự kết hợp giữa câu phủ định và câu khẳng định: + Câu khẳng định: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”, “Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước”, “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”... + Câu phủ định: Không! —> Câu phủ định trong văn bản dùng để nhấn mạnh cho ý khẳng định sau nó: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Sự kết hợp giữa các câu khẳng định và phủ định đã một lần nữa khiến độc giả thấy rõ hơn mong muốn, mục đích của tác giả. Tác giả muốn phê phán âm mưu cướp nước ta của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi, nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm bằng mọi giá phải bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc.
|