Giải Bài tập Đọc trang 3, sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo

A.Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 1

Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình được hiểu là:

a, Những hình ảnh kì lạ, quái dị được miêu tả trong thơ trữ tình, gợi nhớ đến sự kì ảo trong truyện thần thoại, cổ tích.

b, Những hình ảnh cụ thể, trực quan, những đại diện cho những khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa triết lí sâu xa

c, Những kết hợp từ ngữ kì lạ, những hình ảnh xa nhau và khó liên kết với nhau, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, những ẩn ức sâu trong vô thức.

d, Cả ba ý trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ kiến thức về yếu tố siêu thực.

Lời giải chi tiết:

1. C

A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 2

Sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng là ở:

a, Mức độ sáng tạo

b, Mức độ khái quát

c, Mức độ sinh động

d, Mức độ trực quan

Phương pháp giải:

Đọc kĩ kiến thức trong mục Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

 2B

A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 3

Điền vào bảng sau những điểm khác biệt giữa yếu tố tượng trưng và yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình:

 

Yếu tố tượng trưng

Yếu tố siêu thực

Biểu hiện

   

Mục đích

   

Phương pháp giải:

Đọc kĩ kiến thức trong mục Tri thức ngữ văn

Lời giải chi tiết:

 

Yếu tố tượng trưng

Yếu tố siêu thực

Biểu hiện

- Những chi tiết hình ảnh gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lý 

- Đề cao nhà kính của thơ 

- Sự kì lạ, khác thường, phá vỡ quy luật thông thường

- Gợi nhắc đến sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, những ám ảnh vô thức

Mục đích

Tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật, gợi mở trí tưởng tượng và truyền tải những thông điệp, ý nghĩa thông qua các tầng ngôn ngữ…

- Tái hiện tình cảm, cảm xúc, tâm trạng chủ thể trữ tình

- Xây dựng nên một thế giới khác lạ→ tạo ra những trải nghiệm mới lạ, khám phá những vẻ đẹp bí ẩn...

A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 4

Điền vào bảng sau những điểm đáng chú ý trong ba văn bản đã học


 

Tâm trạng của chủ thể trữ tình

Hình ảnh

Nhạc điệu

Đây thôn Vĩ Dạ

     

Đàn ghi ta của Lor-ca

     

Tự do

     

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các tác phẩm

Lời giải chi tiết:

 

Tâm trạng của chủ thể trữ tình

Hình ảnh

Nhạc điệu

Đây thôn Vĩ Dạ

- Tâm trạng khát khao được về thôn Vĩ, về với cuộc sống trần gian tươi đẹp

- Rạo rực, mong chờ

- Khao khát, nhớ nhung, tiếc nuối cuộc đời.

- Nỗi đau, sự tuyệt vọng, cô đơn, buồn chán cho số phận

→ Sự chuyển biến tâm trạng phức tạp

- Thiên nhiên hữu tình kết hợp với màu sắc tươi sáng, rõ nét.

- Sau đó là những hình ảnh mờ nhòe, hư ảo

VD: vườn ai mướt quá, lá trúc che ngang, thuyền ai đậu bến sông trăng đó…

- Nhạc điệu: Buồn, du dương, êm ả của các thanh Bằng trên cái nền những âm sắc Cao, trong trẻo….

- Âm điệu đăng đối đều đặn, một số câu chia vế tách biệt rõ ràng nhấn mạnh sự chia cắt 

Đàn ghi ta của Lor-ca

- Sự kinh hoàng

- Sự thương tiếc, tiếc nuối, xúc động

- Sự ngưỡng mộ

- Niềm tin vào sự bất tử của nghệ thuật và khao khát về sự tự do 

- Đàn ghi- ta và tiếng đàn ghi ta

- Người nghệ sĩ Lor-ca.

VD: tiếng đàn ghi ta, bầu trời cô gái ấy, áo choàng đấu sĩ, máu chảy, cỏ mọc hoang, giọt nước mắt vầng trăng, long lanh đáy giếng….

- Nhạc điệu đa dạng: lúc trầm buồn (tiếc nuối cho cái chết của người nghệ sĩ) lúc lại hào hùng (khi khẳng định sự bất tử của nghệ thuật) 

- Biểu hiện: thơ tự do với những câu ngắn, mô phỏng nhạc điệu phóng khoáng của điệu Flamenco Tây Ban Nha. Đoạn cuối năm chữ diễn tả sự chậm rãi trầm lắng của cuộc đời sau khi Lor-ca ra đi 

Tự do

– Khát khao tự do mãnh liệt cùng niềm tin, sự say mê và hy vọng vào một tương lai tươi sáng trên cái nền của những con đường những biến cố mà tác giả đã trải qua 

- Hình ảnh tự do được gọi bằng cách gọi thân yêu “em”

- Những hình ảnh đối lập của ảnh sáng và bóng tối, của tự do và nô lệ, của sự sống và cái chết…

- Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống bình dị.

VD: sách vở, đất cát, gươm đao, rừng hoang, tổ chim, trời xanh,…

- Thơ tự do, câu ngắn tạo ra sự phóng khoáng, mạnh mẽ

- Nhịp điệu mãnh liệt mang đầy sự quyết tâm và tình yêu cho tự do. (Điệp khúc: “Tôi viết tên em”)

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, câu thơ đa dạng tạo nên nhịp điệu linh hoạt, sinh động

A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 5

Theo bạn, sự thể hiện của yếu tố siêu thực trong Bức tranh Sự ám ảnh của kí ức (mà văn bản San-va-đo Đa-li và “Sự ám ảnh của kí ức” đã đề cập tới) và trong văn bản Đây thôn Vĩ Dạ, Đàn ghi ta của Lor-ca, Tự do có điểm nào giống và khác nhau?

Phương pháp giải:

Đọc lại các tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

Giống:

- Đều xây dựng ra những không gian, sự việc mang có tính chất phóng đại, phi logic và xuất hiện trong sự kỳ lạ: Trong "Sự ám ảnh của kí ức", Đa-li vẽ những chiếc đồng hồ chảy, không gian méo mó. Đây thôn Vĩ Dạ vẽ lên khung cảnh thơ mộng của xứ Huế với hình ảnh con người vừa thật, vừa ảo…

- Các yếu tố siêu thực đó chính là tấm gương phản chiếu nên khát vọng, nên tính cách, suy nghĩ, tâm tư… của những nhân vật trữ tình.

Khác: 

- Sự thể hiện của yếu tố siêu thực: Yếu tố siêu thực trong Bức tranh Sự ám ảnh của kí ức dễ nhận thấy qua những hình ảnh biến dạng, phi logic trong bức tranh của Đa-li. Còn các tác phẩm khác, yếu tố siêu thực biểu hiện một cách tinh tế hơn thông qua những hình ảnh ẩn dụ, chi tiết bất thường, những câu văn mơ hồ.

- Yếu tố siêu thực trong các tác phẩm đều là biểu hiện cho những tình cảm, tâm tư khác nhau của các nhân vật trữ tình.

Cách 2:

Giống: Sự liên kết những hình ảnh vốn dĩ cách xa nhau để tạo những liên tưởng bất ngờ đột ngột 

Khác: 

- Sự ám ảnh của ký ức là nói đến nỗi sợ hãi để ám ảnh trước cái chết trước sự hủy diệt 

- Đây Thôn Vĩ Dạ: ám ảnh day dứt về sự chia ly đối với cuộc sống đẹp đẽ và người mà mình yêu thương 

- Đàn ghi ta Của Lorca là sự ám ảnh day dứt về cuộc đời của Lorca, với những khát vọng không thành về sự mỏng manh của cái đẹp và nghệ thuật

-Tự do là khát vọng tự do và niềm tin và sự bất diệt vĩnh cửu của tự do

B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 1

Đọc văn bản Cây đàn ghi ta và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả tiếng đàn ghi ta. Phân tích tác dụng của các biện pháp đó

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nhân hóa: “...bần bật khóc…”

Tác dụng: Tạo hình ảnh đầy cảm xúc, khiến người đọc hiểu và cảm nhận được sự đau khổ mà tiếng đàn muốn truyền tải.

- So sánh: “Tiếng đàn”- “nước chảy, gió trườn”, “Tiếng đàn” - mũi tên vô đích, hoàng hôn thiếu vắng ban mai, hạt cát

Tác dụng: Tạo lên những liên tưởng bất ngờ về hình ảnh tiếng đàn, từ đó tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho văn bản

VD: “Tiếng đàn”- “nước chảy, gió trườn”: sự liên tục, mềm mại, nhẹ nhàng, thanh thoát của tiếng đàn.

- Ẩn dụ: “tiếng đàn”- nỗi đau, sự mất mát

Tác dụng: Tạo thêm một tầng nghĩa cho văn bản. Khiến cho ý thơ không lộ, mạch cảm xúc lắng chìm dưới lớp ngôn ngữ. Qua đó, ta có thể thấy được sự đặc biệt của bài thơ, sự tài tình của người nghệ sĩ cũng như sức gợi mở của các hình ảnh trong bài.

Ngoài ra, còn có các biện pháp tu từ như: điệp ngữ, liệt kê…

B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 2

Liệt kê những hình ảnh được dùng để so sánh với tiếng đàn ghi ta vào bảng sau. Những hình ảnh đó giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn?

Hình ảnh

Hình dung của bạn về tiếng đàn

nước chảy theo mương

trong trẻo, réo rắt

gió trườn trên tuyết

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh

Hình dung của bạn về tiếng đàn

nước chảy theo mương

trong trẻo, réo rắt

gió trườn trên tuyết

nhẹ nhàng, lạnh giá, bao la rộng lớn, cô đơn

mũi tên vô đích

không có mục tiêu, lạc lõng, mất phương hướng… Hoặc có thể là sự: vang vọng, tự do

hoàng hôn thiếu vắng ban mai, than lạnh giá sắc sơn trà

thất vọng, mất mát, không có sự khởi đầu mới, “tiếng đàn’’ tỏa sáng lần cuối cùng.

hạt cát miền Nam bỏng rát

đau đớn, bỏng rát, xót xa

chú chim đầu tiên gục chết

gục ngã, buồn sâu thẳm, mất mát, sự tiếc nuối

nạn nhân khốn khổ đau thương của bàn tay-bộ dao năm lưỡi

bạo liệt, dữ dội.

B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 3

Tìm những hình ảnh, chi tiết vốn dĩ rất xa nhau nhưng được kết hợp để tạo ra những liên tưởng mới lạ trong bài thơ này. Sự kết hợp đó gợi cho bạn những suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh, chi tiết vốn dĩ rất xa nhau nhưng được kết hợp để tạo ra những liên tưởng mới lạ trong bài thơ này:

- Tiếng đàn bần bật khóc- dập tắt: Dập tắt hay dùng để chỉ dập tắt những ngọn lửa, những đám cháy. Ở đây tác giả dùng cụm từ này để “dập tắt” cái “bật bật khóc”, dập tắt những giọt nước mắt.

- Buổi sáng- vỡ- bình yên: buổi sáng trong trẻo, bình yên nhưng bị tiếng đàn làm vỡ.

- Tiếng đàn- Nước chảy theo mương:

+ Thường thì nước chảy sẽ được gắn với sông, suối, biển… vì có cường độ nước chảy nhanh hơn và đổ ra các nơi chứa lớn. Ở đây dịch giả để là hình ảnh “nước” - “mương” tạo ra một sự liên tưởng mới về cường độ và tốc độ chảy của dòng nước.

+ Hình ảnh nước chảy theo mương là hình ảnh chủ yếu là gợi hình, thanh âm gần như là khó nắm bắt. Ở đây tác giả dùng họa để tả nhạc, hay nói cách khác là dùng tranh để vẽ thanh. 

- Tiếng đàn- gió trườn trên tuyết: đây cũng là một cách dùng mới lạ của tác giả khi lấy cảm giác để gợi âm thanh. Bởi nhắc đến tuyết không phải chỉ nhắc đến sự trắng trong của những bông tuyết mà còn là nhắc tới sự lạnh giá. Hình ảnh gió trườn trên tuyết càng làm tăng thêm cái lạnh giá đấy: gió mang cái lạnh tràn lan khắp mọi nơi.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một loạt các liên tưởng mới lạ khác như: tiếng đàn- mũi tên vô đích, hoàng hôn thiếu vắng ban mai, hạt cát miền Nam bỏng rát; bàn tay-bộ dao năm lưỡi.

B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 4

Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn ghi ta trong bài thơ. Theo bạn, tiếng đàn đó có thể coi là một biểu tượng hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản kết hợp với kiến thức về “biểu tượng” để có thể trả lời

Lời giải chi tiết:

- Biểu tượng là một loại hình ảnh đặc biệt, thông qua hình thức cụ thể, trực quan để gợi lên những tư tưởng, triết lí có ý nghĩa sâu xa.

- Tiếng đàn ghi ta trong bài thơ có thể được coi là một biểu vì:

+ Đây là một hình ảnh đặc biệt, mang tính chất ẩn dụ và chứa nhiều lớp nghĩa.

+ Thông qua tiếng đàn ghi-ta, người nghệ sĩ đã có bày tỏ những cảm xúc của bản thân. Ngoài việc thay người nghệ sĩ nói ra được cảm xúc và suy nghĩ, tiếng đàn còn tạo ra một thế giới mới, ở đó chiều không gian được rộng mở, âm thanh không chỉ được vì bằng những âm thanh khác có tính chất tương tự mà con được ví như những hình ảnh, những cảm giác.

+ Tiếng đàn chính là một biểu tượng để tác giả có thể gợi lên những triết lý, ý nghĩa ẩn sâu dưới bài thơ đến với tất cả mọi người

B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 5

Nêu chủ đề và thông điệp của bài thơ

Phương pháp giải:

Đọc văn bản

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ nói về những cung bậc cảm xúc mà nghệ thuật mang đến cho con người 

- Thông điệp: Nghệ sĩ phải trải qua những nỗi đau, những đam mê, tuyệt vọng vô tận thì mới có thể đạt đến được nghệ thuật đích thực

B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 6

Bản dịch này thể hiện khá sát nhạc điệu của bài thơ gốc tiếng Tây Ba Nha. Nêu cảm nhận của bạn về nhạc điệu đó trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Thế tơ tự do với những câu ngắn gợi lên sự mạnh mẽ rộn ràng và đầy ngẫu hứng của giai điệu Flamenco Tây Ban Nha

B.Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 7

Theo bạn, bài thơ Đàn ghi ra của Lor-ca của Thanh Thảo mà bạn đọc trong Ngữ văn 12, tập hai, bộ Chân trời sáng tạo có điểm gì giống và khác với bài thơ này? Có thể sử dụng bảng sau:

 

Chi tiết miêu tả tiếng đàn

Hình ảnh người nghệ sĩ

Nhạc điệu

Cảm hứng và tư tưởng

Cây đàn ghi ta (Lor-ca)

       

Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

       

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai tác phẩm kết hợp với kiến thức về hình ảnh, nhạc điệu… để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

 

Chi tiết miêu tả tiếng đàn

Hình ảnh người nghệ sĩ

Nhạc điệu

Cảm hứng và tư tưởng

Cây đàn ghi ta (Lor-ca)

Nước, gió, mũi tên vô đích, hoàng hôn thiếu ban mai, chú chim đầu tiên chết trên cành… 

Tâm hồn nhạy cảm dễ đồng cảm và rung động 

Thơ tự do , câu ngắn, nhịp phóng khoáng, mang âm điệu của Flamenco Tây Ban Nha 

Tiếng đàn ghi ta cất lên từ những nỗi đau vô tận trong lòng người nghệ sĩ → đồng cảm của nghệ sĩ và sự lay động của nghệ thuật 

Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Bọt nước vỡ, máu chảy, cỏ mọc hoang… 

- Khát vọng đấu tranh và cách tân nghệ thuật 

- Có cuộc sống cô đơn và cái chết bi thảm 

Thơ tự do , câu ngắn, nhịp phóng khoáng, mang âm điệu của Flamenco Tây Ban Nha

Cảm hứng của bài thơ bắt nguồn từ cái chết bi thảm của Lorca và sự trường tồn của thơ ông—>Giá trị vĩnh hằng của nghệ thuật vượt lên trên sự bảo tàng và hiện thực tàn khốc 

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close