Giải bài tập 7 trang 74 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng a. Góc vuông xAy thay đổi sao cho tia Ax cắt đoạn thẳng BC tại M và tia Ay cắt đoạn thẳng CD kéo dài tại N. a) Chứng minh hai tam giác ABM và ADN bằng nhau. b) Gọi O là trung điểm của MN. Chứng minh ABMO và ANDO là các tứ giác nội tiếp. c) Chứng minh ba điểm B, D, O thẳng hàng.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Đề bài

Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng a. Góc vuông xAy thay đổi sao cho tia Ax cắt đoạn thẳng BC tại M và tia Ay cắt đoạn thẳng CD kéo dài tại N.

a) Chứng minh hai tam giác ABM và ADN bằng nhau.

b) Gọi O là trung điểm của MN. Chứng minh ABMO và ANDO là các tứ giác nội tiếp.

c) Chứng minh ba điểm B, D, O thẳng hàng.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

-  Đọc kĩ dữ liệu để vẽ hình.

-  Chứng minh \(\Delta \)ABM = \(\Delta \)ADN (g.c.g)

-  Hai tam giác vuông có cùng cạnh huyền thì tứ giác có đỉnh là các đỉnh của hai tam giác vuông nội tiếp đường tròn đường kính là cạnh huyền.

-  Chứng minh O là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác AMCN. Suy ra

OA = OC. Sau đó chứng minh B, D, O cùng thuộc trung trực của đoạn thẳng AC. Vậy ba điểm B, D, O thẳng hàng.

Lời giải chi tiết

a) Xét \(\Delta \)ABM và \(\Delta \)ADN ta có:

AB = AD

\(\widehat {ABM} = \widehat {ADN}( = {90^o})\)

\(\widehat {BAM} = \widehat {NAD}\)(cùng phụ với \(\widehat {DAM}\))

Do đó \(\Delta \)ABM = \(\Delta \)ADN (g.c.g)

b) Ta có AM = AN (do \(\Delta \)ABM = \(\Delta \)ADN)

Suy ra \(\Delta \) AMN cân tại A

Mà AO cũng là đường trung tuyến (O là trung điểm của NM)

Nên AO cũng là đường cao suy ra AO \( \bot \) NM tại O.

Tam giác ABM vuông tại B và tam giác AOM vuông tại O cùng nội tiếp đường tròn đường kính AM nên tứ giác ABMO là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AM.

Tam giác ADN vuông tại D và tam giác AON vuông tại O cùng nội tiếp đường tròn đường kính AN nên tứ giác AODN là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AN.

c) Tam giác NAM vuông tại A và tam giác NCM vuông tại C cùng nội tiếp đường tròn đường kính MN nên tứ giác AMCN là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính MN.

Điểm O là trung điểm của MN nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác AMCN.

Suy ra OA = OC suy ra O thuộc đường trung trực của AC.

Mà DA = DC, BA = BC (tứ giác ABCD là hình vuông) nên D và B thuộc đường trung trực của AC.

Do đó B, D, O cùng thuộc trung trực của đoạn thẳng AC.

Vậy ba điểm B, D, O thẳng hàng.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close