Giải bài tập 5.15 trang 110 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám pháTrong Hình 5.28, các cuộn thép được đặt chồng lên nhau. Đường kính của mỗi cuộn thép là 1,2m. Gọi A, B, C lần lượt là tâm của mặt cắt các cuộn thép, H là tiếp điểm của hai cuộn thép phía dưới. a) Chứng minh ΔABC là tam giác đều và tính độ dài AH. b) Tính khoảng cách từ B và C đến mặt đất. c) Tính chiều cao h của khối ba cuộn thép. Đề bài Trong Hình 5.28, các cuộn thép được đặt chồng lên nhau. Đường kính của mỗi cuộn thép là 1,2m. Gọi A, B, C lần lượt là tâm của mặt cắt các cuộn thép, H là tiếp điểm của hai cuộn thép phía dưới. a) Chứng minh ΔABC là tam giác đều và tính độ dài AH. b) Tính khoảng cách từ B và C đến mặt đất. c) Tính chiều cao h của khối ba cuộn thép. Phương pháp giải - Xem chi tiết a) + Gọi I là tiếp điểm của mặt cắt của các cuộn thép tâm A và tâm C, K là tiếp điểm của mặt cắt của các cuộn thép tâm A và tâm B. + Tính bán kính của các đường tròn (A), (B), (C). + Từ đó tính được AB=BC=AC nên tam giác ABC đều. + Chứng minh AH là đường trung tuyến đồng thời là đường cao trong tam giác ABC đều. + Áp dụng định lí Pythagore để tính AH. b) Đường tròn tâm (B), (C) tiếp xúc với mặt đất nên khoảng cách từ B, C đến mặt đất bằng bán kính của đường tròn tâm (B), (C). c) + Chiều cao của ba cuộn thép bằng tổng đường kính của hai đường tròn tâm A và tâm C. Lời giải chi tiết Gọi I là tiếp điểm của mặt cắt của các cuộn thép tâm A và tâm C, K là tiếp điểm của mặt cắt của các cuộn thép tâm A và tâm B. a) Vì AI, AK là bán kính đường tròn (A) nên AI=AK=1,22=0,6m. Vì BH, BK là bán kính đường tròn (B) nên BH=BK=1,22=0,6m. Vì CI, CH là bán kính đường tròn (C) nên CI=CH=1,22=0,6m. Vì các cuộn thép tâm A, B, C đặt chồng lên nhau nên các mặt cắt của các cuộn thép tâm A, B, C tiếp xúc ngoài nhau. Do đó, AC=AI+IC=1,2m,BC=BH+HC=1,2m,AB=BK+AK=1,2m Suy ra: AB=BC=AC. Vậy ΔABC là tam giác đều Mà AH là đường trung tuyến của tam giác ABC (vì BH=HC) nên AH là đường cao của tam giác ABC. Suy ra, tam giác AHC vuông tại H. Do đó, AH2+HC2=AC2 (định lí Pythagore), suy ra AH=√AC2−AH2=√1,22−0,62=3√35(m) b) Vì đường tròn tâm (B), (C) tiếp xúc với mặt đất nên khoảng cách từ B, C đến mặt đất bằng bán kính của đường tròn tâm (B), (C). Do đó, khoảng cách từ B và C đến mặt đất đều bằng 0,6m. c) Vì các cuộn thép tâm A, B, C tiếp xúc ngoài nhau nên chiều cao h của khối ba cuộn thép là: h=1,2+1,2=2,4(m)
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|