• Lý thuyết Đường tròn

    1. Tính đối xứng và trục đối xứng của đường tròn Định nghĩa đường tròn Đường tròn tâm O, bán kính R (R > 0) là hình gồm tất cả các điểm trên mặt phẳng cách O một khoảng bằng R. Đường tròn tâm O, bán kính R được kí hiệu là (O;R) hoặc (O).

    Xem chi tiết
  • Câu hỏi khởi động trang 98

    Khi được chụp từ trên xuống dưới, mặt của một ổ bánh mì có dạng hình tròn. Bánh mì được cắt thành nhiều lát như trong Hình 5.1. Đường cắt nào là dài nhất?

    Xem chi tiết
  • Mục 1 trang 98, 99, 100

    Lấy điểm A bất kì trên đường tròn và xác định điểm A’ sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng AA’ (Hình 5.3). Điểm A’ có nằm trên đường tròn không? Vì sao?

    Xem chi tiết
  • Mục 2 trang 100, 101, 102

    Trong Hình 5.7, khung cửa sổ có dạng hình tròn. Đầu mút của thanh song cửa AB nằm trên đường nào?

    Xem chi tiết
  • Bài 5.1 trang 102

    Hai đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng nếu chúng: a) Có cùng tâm? b) Không cùng tâm?

    Xem chi tiết
  • Bài 5.2 trang 102

    Vận động viên X chạy trên một đường chạy có dạng đường tròn bán kính 50m xuất phát từ vị trí A. Khoảng cách lớn nhất từ vận động viên đến điểm A là bao nhiêu mét?

    Xem chi tiết
  • Bài 5.3 trang 102

    Sắp xếp các đoạn thẳng AB, AC và AD trong Hình 5.13 theo thứ tự tăng dần về độ dài và giải thích.

    Xem chi tiết
  • Bài 5.4 trang 102

    Cho đường tròn tâm O và AB là một dây không đi qua tâm của (O). Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. a) Chứng minh rằng OM vuông góc với AB. b) Biết bán kính của đường tròn (O) là 10cm và \(OM = 6cm\), tính độ dài dây AB.

    Xem chi tiết
  • Bài 5.5 trang 102

    Trong Hình 5.14, cho hai đường tròn cùng tâm O, các điểm A, B, C, D thẳng hàng và \(OH \bot AB\left( {H \in AB} \right)\). a) Chứng minh rằng H là trung điểm của AB và CD. b) Chứng minh rằng \(AC = BD\). c) Biết bán kính đường tròn lớn là 10cm, \(CD = 16cm\) và \(AB = 8cm\). Tính bán kính đường tròn nhỏ.

    Xem chi tiết