Giải bài 9 trang 32 sách bài tập toán 12 - Chân trời sáng tạoCho hàm số y=x2+2x−2x−1 a) Tìm toạ độ giao điểm I của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số. b) Với t tuỳ ý (t≠0), gọi M và M′ lần lượt là hai điểm trên đồ thị hàm số có hoành độ lần lượt là xM=xI−t và xM′=xI+t. So sánh các tung độ yM và yM′. Từ đó, suy ra rằng hai điểm M và M′ đối xứng với nhau qua I. Đề bài Cho hàm số y=x2+2x−2x−1 a) Tìm toạ độ giao điểm I của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số. b) Với t tuỳ ý (t≠0), gọi M và M′ lần lượt là hai điểm trên đồ thị hàm số có hoành độ lần lượt là xM=xI−t và xM′=xI+t. So sánh các tung độ yM và yM′. Từ đó, suy ra rằng hai điểm M và M′ đối xứng với nhau qua I. Phương pháp giải - Xem chi tiết ‒ Tìm tiệm cận đứng: Tính limx→x−0f(x) hoặc limx→x+0f(x), nếu một trong các giới hạn sau thoả mãn: limx→x−0f(x)=+∞;limx→x−0f(x)=−∞;limx→x+0f(x)=+∞;limx→x+0f(x)=−∞ thì đường thẳng x=x0 là đường tiệm cận đứng. ‒ Tìm tiệm cận xiên y=ax+b(a≠0): a=limx→+∞f(x)x và b=limx→+∞[f(x)−ax] hoặc a=limx→−∞f(x)x và b=limx→−∞[f(x)−ax] ‒ Để chứng minh rằng hai điểm M và M′ đối xứng với nhau qua I, ta chứng minh I là trung điểm của MM′. Lời giải chi tiết a) Tập xác định: D=R∖{1}. Ta có: • limx→1−f(x)=limx→1−(x2+2x−2x−1)=−∞;limx→1+f(x)=limx→1+(x2+2x−2x−1)=+∞ Vậy x=1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho. • a=limx→+∞f(x)x=limx→+∞x2+2x−2x(x−1)=1 và b=limx→+∞[f(x)−x]=limx→+∞[x2+2x−2x−1−x]=limx→+∞3x−2x−1=3 Vậy đường thẳng y=x+3 là tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho. Vậy I(1;4) là giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số. b) Ta có: xM=xI−t=1−t⇒yM=x2M+2xM−2xM−1=(1−t)2+2(1−t)−2(1−t)−1=−t2+4t−1t xM′=xI+t=1+t⇒yM′=x2M′+2xM′−2xM′−1=(1+t)2+2(1+t)−2(1+t)−1=t2+4t+1t Vì: xM+xM′=(xI−t)+(xI+t)=2xI;yM+yM′=−t2+4t−1t+t2+4t+1t=(−t2+4t−1)+(t2+4t+1)t=8=2yI nên I là trung điểm của MM′. Vậy hai điểm M và M′ đối xứng với nhau qua I.
|