Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đọc văn bản sau: Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.

(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự và thuyết minh.

B. Tự sự và nghị luận.

C. Tự sự và miêu tả.

D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?

A. Người mẹ.

B. Bà và mẹ.

C. Tôi và bà.

D. Tôi và mẹ.

Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?

A. Rau khúc và bột nếp.

B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh.

C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn.

D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.

B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.

C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.

D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?

A. Nấu.

B. Rán.

C. Nướng

D. Xào.

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.

B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.

C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.

D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.

D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống “ảo” của giới trẻ hiện nay.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm):

Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự và thuyết minh.

B. Tự sự và nghị luận.

C. Tự sự và miêu tả.

D. Tự sự và biểu cảm.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt: tự sự và thuyết minh

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.5 điểm):

Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?

A. Người mẹ.

B. Bà và mẹ.

C. Tôi và bà.

D. Tôi và mẹ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Những nhân vật xuất hiện trong đoạn trích là nhân vật “tôi” và bà

=> Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm):

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

Phương pháp giải:

Đọc và xác định ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.5 điểm):

Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?

A. Rau khúc và bột nếp.

B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh.

C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn.

D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu: rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.5 điểm):

Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.

B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.

C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.

D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Vì bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm):

Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?

A. Nấu.

B. Rán.

C. Nướng

D. Xào.

Phương pháp giải:

Xác định nghĩa của từ

Lời giải chi tiết:

Từ “thổi” đồng nghĩa với từ “nấu”

=> Đáp án: A

Câu 7 (0.5 điểm):

Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.

B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.

C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.

D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.

Phương pháp giải:

Đọc và xác định

Lời giải chi tiết:

Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm):

Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.

D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Vì cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh

=> Đáp án: D

Câu 9 (1.5 điểm):

Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên gợi cho em suy nghĩ về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc là:

+ Nét đẹp văn hóa ẩm thực của đất nước ta vô cùng phong phú và đa dạng.

+ Nét đẹp ấy được làm nên từ những điều giản dị, gần gũi, thân thuộc nhất.

=> Đó là những món ăn được chế biến từ sản vật quê hương, chứa đựng sự tinh tế của cách kết hợp nguyên liệu, gia vị cùng dấu ấn đẹp đẽ của kí ức, tình yêu tha thiết dành cho quê hương, gia đình…

Câu 10 (0.5 điểm):

Tình cảm của người cháu dành cho bà?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản trên có thể thấy cháu rất yêu thương, kính trọng bà. Luôn nhớ về những món ăn bình dị, dân dã mà cũng đầy ắp tình yêu mà bà dành cho cháu.

Phần II (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống “ảo” của giới trẻ hiện nay.

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Xã hội phát triển mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Toàn cầu như xích lại gần nhau hơn nhờ có mạng internet. Những lá thư tay nhường chỗ cho những lá thư điện tử. Chẳng cần ở cạnh nhau, người ta vẫn có thể gọi điện và nhìn thấy nhau bất cứ lúc nào. Có một câu nói vui rằng hiện đại thì hại điện. Nếu nghĩ rộng ra thì câu nói đó không hề sai. Chính vì những tiện lợi mà công nghệ thông tin, mang Internet mang lại, con người dần bị cuốn vào thế giới ảo, rời xa thế giới thực tại. Và chúng ta vẫn gọi những người như vậy là sống ảo.

Những người sống ảo là những người có suy nghĩ hơi hoang tưởng một chút. Họ không sống ở thế giới thực tại mà họ lúc nào cũng như người trên mây. Họ bỏ qua các hoạt động, các chương trình ngoại khóa, không tiếp xúc hay kết nối với bạn bè sống xung quanh mình. Thay vào đó, họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, … Họ trao đổi, trò chuyện với những người bạn ở trên đó với tần suất lớn. Không thể phủ nhận những lợi ích mà các trang mạng xã hội này mang đến cho con người. Hiện nay số lượng người sử dụng mạng xã hội rất đông và ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn những người sống ảo đều là lứa tuổi trẻ. Đối với những người này, thế giới ảo thật đẹp đẽ, những người bạn ảo thật tốt bụng. Chắc hẳn chúng ta đã nhìn thấy cảnh các bạn trẻ ngồi với nhau nhưng không ai trò chuyện với ai mà mỗi người cầm một cái điện thoại để lên mạng nói chuyện.

Có những người, bất cứ điều gì trong cuộc sống họ cũng đăng lên mạng. Sáng ngủ dậy đăng một bức hình, trước khi ăn thứ gì đó cũng phải chụp ảnh đăng lên mạng, đi chơi và thậm chí là đi ngủ cũng phải chụp ảnh đăng lên mạng. Mục đích là ngồi chờ người khác vào like ảnh, bình luận ảnh cho mình. Nếu cảm thấy hình ảnh có ít người like, họ có thể sẽ đi nhắn tin cho từng người một và nhờ họ like. Đối với họ, những cái like quan trọng hơn tất cả. Tệ hại hơn, khi ra đường nhìn thấy người bị tai nạn thì việc đầu tiên là rút điện thoại ra chụp hình rồi đăng lên mạng xã hội để câu like. Có những người lại thích khoe khoang những điều không thực tế bởi trên mạng chẳng ai biết họ là ai. Họ vẽ ra cho mình một cuộc sống tốt đẹp, thể hiện rằng mình là một con người tài hoa nhưng sự thực chưa chắc đã là như vậy.

Xa đà với thế giới ảo khiến họ quên đi thế giới thực, xao nhãng chuyện học hành, thờ ơ với bạn bè, gia đình. Bản ảo thì chưa thấy đâu nhưng mối quan hệ với bạn bè thực thì ngày càng rạn nứt.

Mạng xã hội thực chất không xấu nhưng một bộ phận giới trẻ sử dụng sai cách nên khiến mạng xã hội trở nên xấu xí. Phải thừa nhận mạng xã hội giúp chúng ta làm quen được với nhiều bạn mới, có thể trò chuyện với người thân ở xa. Nhưng nên dùng mạng xã hội ở mức độ phù hợp vào một thời điểm thích hợp. Chẳng hạn như lên mạng xã hội vào cuối ngày khi đã làm xong bài tập. Có thể sử dụng internet vào mục đích tốt hơn như tìm hiểu kiến thức, tìm đọc tin tức, … Hãy tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn và bạn sẽ thấy cuộc sống thực tại vui hơn rất nhiều so với mạng ảo. Ngoài ra, để tránh hiện tượng sống ảo ở giới trẻ, cha mẹ nên quan tâm đến con cái nhiều hơn tránh tình trạng con cái xa đà vào thế giới mạng và bị kẻ xấu lôi kéo.

Mạng xã hội giống như một con dao hai lưỡi, nếu bạn sử dụng đúng cách nó sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhưng nếu bạn sử dụng sai cách nó sẽ giết chết tâm hồn của bạn. Lựa chọn là ở bạn, hãy tỉnh táo và đừng để mình bị cuốn vào thế giới ảo.

(Nguồn: sưu tầm)

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close