Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 4Tải vềĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: MÙA XUÂN CỦA TÔI Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: MÙA XUÂN CỦA TÔI Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống. Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa. Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. (Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993) Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc loại văn bản nào? A. Tản văn Câu 2: Vũ Bằng đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? A. Đồng bằng Bắc bộ Câu 3: Mùa xuân được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? A. Thính giác, xúc giác, thị giác Câu 4: Vẻ đẹp của mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” được miêu tả như thế nào? A. Tươi tắn và sôi động Câu 5: Đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân,…được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của một người xa quê, đúng hay sai? (Biết) A. Đúng Câu 6. Ý nghĩa của văn bản trên là gì? A. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước. Câu 7: Trong câu văn: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [. . .] trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, từ "phong" có nghĩa là gì? A. Bọc kín. Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . A. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. Câu 9: Qua văn bản trên, em hãy nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em? Câu 10: Em thường làm gì để cùng gia đình đón Tết vui vẻ? (Hãy nêu ít nhất 02 việc) Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 2 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ nội dung văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 3 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 5 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 6 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra ý nghĩa văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 7 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 8 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Nhớ lại chức năng của dấu chấm lửng Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 9 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Từ nội dung văn bản, nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em Lời giải chi tiết: − Qua văn bản mùa xuân của tôi em hãy nêu đặc trưng khi mùa xuân về quê hương em: → Văn bản mùa xuân của tôi thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở, là một biểu hiện cụ thể của tình yêu dành cho đất nước. − Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời. → Mỗi khi mùa Xuân đến, thiên nhiên dang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. − Mùa xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại. Câu 10 (1.0 điểm):
Phương pháp giải: Liên hệ thực tế Lời giải chi tiết: - Sửa sang, trang trí nhà cửa - Cùng ông bà, cha mẹ gói bánh chưng Phần I (6 điểm)
Phương pháp giải: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - Phân tích đặc điểm của nhân vật văn học (ngoại hình, tính cách, hành động,…). - Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật. - Khẳng định lại ý kiến nhận xết về nhân vật văn học, nêu cảm nghĩ về nhân vật. Lời giải chi tiết: O Hen-ri, nhà văn Mỹ nổi tiếng với những truyện ngắn về những con người nghèo khổ, bất hạnh khốn khó, một trong những nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bạn đọc đó là nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Giôn-xi khiến cho em có những cảm xúc thật khó diễn tả, vừa đáng thương lại vừa đáng trách, vừa đáng chê bai nhưng rồi lại đáng để học tập. Sống giữa thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) sầm uất nhất của nước giàu và phát triển bậc nhất thế giới nhưng có vô số những hoàn cảnh éo le, khốn khó và bất hạnh. Giôn-xi là một trong số đó, cô chỉ là một họa sĩ trẻ vẽ tranh tự do, thuê nhà trọ rồi đi vẽ tranh dạo kiếm tiền, cuộc sống nghèo khó nay lại thêm khó khăn khi Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi. Với hoàn cảnh của Giôn-xi, cô chẳng có ý nghĩ gì đến chuyện có thể chữa bệnh ở thành phố này, bệnh tật nghèo túng khiến Giôn-xi vô cùng tuyệt vọng, không muốn tiếp tục cuộc sống như vậy nữa. Chúng ta cảm nhận được sức khỏe của Giôn-xi rất yếu “cặp mắt thẫn thờ”, “thều thào ra lệnh”, tuy nhiên ý chí tiếp tục sống của cô còn yếu hơn, Giôn-xi đã buông xuôi tất cả, cô đặt cả sinh mạng của mình vào chiếc lá nhỏ bé trên cây thường xuân, cô tự nhận định rằng khi nào chiếc lá rụng thì khi đó cô sẽ chết. Mặc cho người chị Xiu thân yêu luôn chăm sóc, vỗ về và động viên cô, Giôn-xi vẫn luôn quẩn quanh suy nghĩ chờ đợi cái chết trong héo mòn, tâm hồn của cô luôn ở trong tư thế sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Giôn-xi và chiếc lá thường xuân kia thật giống nhau, sự liên kết giữa chiếc lá và cành cây đang dần lơi lỏng, cũng giống như những sợi dây ràng buộc Giôn-xi với tình bạn, cuộc sống và thế giới này đang lơi lỏng từng sợi một. Tư tưởng và tinh thần của Giôn-xi thật khiến người ta vừa xót xa lại vừa đáng trách, nhưng nhờ có cụ Bơ-mơn và kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” trên bức tường của cụ đã cứu sống tâm hồn ấy. Một kiệt tác đánh đổi bằng cả sinh mạng, cụ Bơ-mơn vẽ nó trong đêm mưa bão, gió bấc ào ào, thế rồi cụ bị sưng phổi chỉ hai ngày đã qua đời. Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn hiên ngang trụ vững sau trận bão, dường như trong cô đã nảy lên những suy nghĩ tích cực, sự tồn tại của chiếc lá thường xuân khiến Giôn-xi nhận ra “Em thật là một con bé hư”, và “muốn chết là một tội”. Ngay khoảnh khắc Giôn-xi nhận ra điều đó thật nhanh nhẹn cô đã lấy lại tinh thần, cô muốn ăn, muốn ngồi dậy ngắm nhìn mọi thứ, muốn vẽ vịnh Na-plơ và quan trọng hơn là cô đã muốn sống. Trước đó thôi ta vẫn thấy một Giôn-xi chán sống, tuyệt vọng, nhưng ngay sau đó ta lại thấy một Giôn-xi ham sống, tràn đầy nghị lực vươn lên chống chọi bệnh tật, có thể Giôn-xi chưa khỏi bệnh nhưng tinh thần của cô đã hoàn toàn khỏe lại. Sức sống của Giôn-xi dẻo dai, bền bỉ như chính chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ Bơ-men để lại, sự thay đổi của Giôn-xi khiến chúng ta phải cảm phục, nhìn vào đó mà học tập. Nhà văn O Hen-ri đã rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Giôn-xi, thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc nhất những cung bậc cảm xúc, những ý nghĩ và sự thay đổi của Giôn-xi. Giôn-xi từ chỗ sâu thẳm của tuyệt vọng, chờ trực cái chết mang đi đã nhảy vọt đến nơi có niềm vui ham sống, hy vọng được sống và được sáng tác nghệ thuật, được thực hiện mơ ước của mình.
|