Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 4Tải về Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”… Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc tế Global đã được hình thành như thế […]. (2) Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam”. (Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Báo điện tử Dân trí – ngày 14/2/2015) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Theo bài viết, lòng nhân ái của mỗi học sinh được hình thành từ đâu? A. Mỗi con người sinh ra tự nhiên đã có lòng nhân ái B. Thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia,… C. Do các em được học tập qua sách báo, internet D. Do yếu tố di truyền từ cha mẹ Câu 3. Trong mục tiêu giáo dục của trường GIS, lòng nhân ái nằm ở vị trí nào? A. Là ưu tiên số một trong mục tiêu giáo dục của trường GIS B. Là mục tiêu giáo dục duy nhất của trường GIS C. Là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS D. Chưa có trong kết hoạch giáo dục của trường GIS Câu 4. Trong các cách hiểu sau về nghĩa của từ “nhân ái”, cách hiểu nào là thuật ngữ? A. Là có lòng yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết B. Là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS C. Là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi con người D. Là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em Câu 5. Để phát huy lòng nhân ái của học sinh, trường Quốc tế Global đã làm gì? A. Tổ chức hoạt động tham quan du lịch cho học sinh tham gia B. Tổ chức Câu lạc bộ học tập cho học sinh tham gia C. Tổ chức hoạt động từ thiện cho học sinh tham gia D. Tổ chức hoạt động thể dục thể thao cho học sinh Câu 6. Trong các câu sau, câu nào có nghĩa không liên quan trực tiếp đến lòng nhân ái? A. Thương người như thể thương thân B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no D. Lá lành đùm lá rách Câu 7. Em có đồng tình với quan điểm của người viết: “lòng nhân ái rất cần trong đời sống” không? A. Đồng tình B. Không đồng tình Câu 8. Tại sao tác giả cho rằng: giáo dục lòng nhân ái cũng là việc làm hướng đến “gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam”? A. Vì giáo dục lòng nhân ái cũng là giáo dục văn hóa B. Vì lòng nhân ái vốn là một nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam C. Vì đó là mục tiêu xây dựng con người có văn hóa D. Vì đó là sự khác biệt trong văn hóa Việt Nam so với các nước khác Câu 9. Nêu một số biểu hiện về lòng nhân ái trong cuộc sống? Câu 10. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Tìm 5 thuật ngữ trong môn Toán và 5 thuật ngữ trong môn Ngữ văn Câu 2. Cuộc sống của chúng ta luôn có nhiều hoạt động học tập, vui chơi. Có hoạt động cá nhân, có hoạt động tập thể. Có nhiều trò chơi hay hoạt động đặc biệt đã theo suốt tuổi thơ của mình hoặc không ít những trò chơi hay hoạt động độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng miền đất nước, em hãy lựa chọn một trò chơi mà em yêu thích và viết một bài văn giới thiệu quy tắc luật lệ của trò chơi ấy cho mọi người cùng biết. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chú yếu được sử dụng là nghị luận => Đáp án: C Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Theo bài viết, lòng nhân ái của mỗi học sinh được hình thành thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia… => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Trong mục tiêu giáo dục của trường GIS, lòng nhân ái nằm ở vị trí quan trọng => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về thuật ngữ Lời giải chi tiết: Cách hiểu “nhân ái là có lòng yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết” là thuật ngữ => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Để phát huy lòng nhân ái của học sinh, trường Quốc tế Global đã tổ chức hoạt động từ thiện cho học sinh tham gia => Đáp án: C Câu 6 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Xác định nghĩa của các trường hợp Lời giải chi tiết: Câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không liên quan trực tiếp đến lòng nhân ái => Đáp án: B Câu 7 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Đồng tình => Đáp án: A Câu 8 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích và lí giải Lời giải chi tiết: Vì lòng nhân ái vốn là một nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam => Đáp án: B Câu 9 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Nêu được ít nhất 2 biểu hiện Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Quan tâm đến những người xung quanh - Chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau của người khác - Giúp đỡ về vật chất khi người khác rơi vào hoàn cảnh bần cùng, bế tắc, khó khăn, hoạn nạn… Câu 10 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh là việc làm quan trọng, cần thiết đối với người làm giáo dục và đối với nhà trường - Là học sinh, càn rèn luyện cho bản thân có lòng nhân ái, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia, cảm thông trước những khó khăn của con người trong cuộc sống… Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về thuật ngữ Lời giải chi tiết: - Thuật ngữ trong Toán: bình phương, hình tam giác, lập phương, phân sô, hỗn số, số phức, số thực, ... - Thuật ngữ trong môn Ngữ văn: từ láy, từ phức, câu đơn, câu ghép, chủ ngữ, vị ngữ, ... Câu 2 (5 điểm):
Phương pháp giải: 1. Mở bài: giới thiệu trò chơi mà em yêu thíc 2. Thân bài: - Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào? - Hoạt động hay trò chơi đó dành cho lứa tuổi nào? - Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó - Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi đó ra sao? - Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao? - Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì? 3. Kết bài Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, từ lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến ngày hội cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên, còn có các lễ cơm mới, lễ xuống đồng, lễ cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển… Suốt một dải duyên hải miền Trùng từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, tết Nguyên đán vừa xong, người dân các làng chài đã bắt tay chuẩn bị lễ hội Cầu ngư. Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng ba ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đến tháng ba âm lịch. Lễ hội Cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ rước thuyền Long Châu từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Phần hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh. Lễ hội Cầu ngư ở Thái Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phù Vang tỉnh Thừa Thiên Huế để suy tôn Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công người gốc Thanh Hóa, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Tại Đà Nẵng, lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp,… Diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Ngày đầu thiết lễ tiên thường, ngày sau là lễ tế chính thức. Trong ngày lễ các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi với nhiều truyền thuyết còn ghi đậm nét trong dân gian. Đến Khánh Hòa, lễ hội Cầu ngư được bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông trên biển. 15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, “trống dong cờ mở” rộn rã cả một vùng biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về lăng để chứng giám cho tấm lòng thành kính của người dân vùng biển. Lễ hội Cầu ngư của cư dân các làng chài duyên hải miền Trung, ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… đem lại cuộc sống ngày càng no đủ hơn, còn thể hiện ý thức “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề.
|