Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 5

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Mùa bánh khúc của năm bắt đầu khi cữ gặt tháng Mười

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mùa bánh khúc của năm bắt đầu khi cữ gặt tháng Mười. Ấy là lúc hạt rau tầm âm thầm bật mầm dưới gốc lúa chân ruộng cao hay cánh bãi trồng màu khô ẩm. Ngô lúa vào bồ, lẫm chưa ấm chỗ thì nơi chân rạ gốc ngô, giữa vạt rau má lá tròn, lá gai và rau xương cá xanh mướt là những lan man tầm khúc nếp phủ dày lông tơ sáng mịn xôm xốp đeo long lanh những hạt cườm sương mới nơi chấm hoa li ti vàng màu cúc.

Một mùi thơm hắc ngọt, trầm dịu la đà khi có khi không trước cảm giác kép lơ lửng qua suốt thì Tết tới Giêng Hai. Mùa rau tầm khúc.

Háo hức những bàn chân trần tấy đỏ, ướt lạnh tung bước xua châu chấu cào cào xập xè trong chuỗi cười giòn như chuông pha lê. Ấy là mỗi sớm mai lũ trẻ làng đi kiếm rau tầm…

Sương giăng loang, mỗi khi giẫm lên mùn chuột đào hang, tôi rùng mình vì cái cảm giác lạnh nhột nơi gan bàn chân, nhưng không bớt đi sự hung hăng chạy lên phía trước xí phần những khoảng mặt ruộng sáng trăng. Chỗ nào càng sáng thì rau tầm khúc mọc càng nhiều.

(Trích “Tôi khóc những cánh đồng rau khúc”, - Nguyễn Tham Thiện Kế, https://www.nguoiduatin.vn/ ngày 01/08/2016)

Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Văn bản thông tin

D. Tùy bút

Câu 2. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích?

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

B. Nghị luận, tự sự, biểu cảm

C. Tự sự, biểu cảm, thuyết minh

D. Thuyết minh, biểu cảm, miêu tả

Câu 3. Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

“Mùa bánh khúc của năm bắt đầu khi cữ gặt tháng Mười. Ấy là lúc hạt rau tầm âm thầm bật mầm dưới gốc lúa chân ruộng cao hay cánh bãi trồng màu khô ẩm”

A. Phép thế

B. Phép nối

C. Phép lặp

D. Phép liên tưởng

Câu 4. Đọc lại đoạn trích trên và cho biết bánh khúc được làm từ loài cây nào?

A. Cây rau xương cá xanh mướt

B. Cây rau tầm khúc

C. Cây rau má lá tròn

D. Cây lá gai

Câu 5. Mùa bánh khúc bắt đầu vào thời gian nào trong năm?

A. Tháng Giêng

B. Tháng Năm

C. Tháng Ba

D. Tháng Mười

Câu 6. Theo tác giả của bài viết, rau tầm khúc mọc nhiều nhất ở không gian như thế nào?

A. Dưới gốc lúa chân ruộng cao hay cánh bãi trồng màu khô ẩm

B. Nơi chân rạ gốc ngô, giữa vạt rau má lá tròn

C. Chỗ nào càng sáng thì rau tầm khúc mọc càng nhiều

D. Trên những cánh đồng lúa sau mùa gặt

Câu 7. Ý nào không đúng khi nói về nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên?

A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh có sức biểu trưng cao; ngôn ngữ hàm súc, cô đọng

B. Kết hợp tài hoa giữa biểu cảm với miêu tả, trình bày nội dung theo mạch cảm xúc tạo sức lôi cuốn, say mê

C. Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm

D. Giọng điệu chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình

Câu 8. Qua đoạn trích, em thấy tác giả dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ tình cảm gì?

A. Trân trọng, yêu thích chiếc bánh khúc – thứ quà quê gợi nhiều thương nhớ về kí ức tuổi thơ ấm áp tình thân

B. Vui sướng, thích thú chiếc bánh khúc – gợi nhắc kỉ niệm tuổi thơ đi hái rau tầm khúc cùng lũ bạn trong xóm

C. Hạnh phúc vì chiếc bánh khúc của quê hương trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích

D. Cảm mến về chiếc bánh khúc của quê hương, gợi nhắc thời ấu thơ đầy gian khổ, nhọc nhằn

Câu 9. Kể tên một món ăn đặc sản em thích, nêu ấn tượng của em về món ăn đó.

Câu 10. Hãy cho biết một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân Việt Nam?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý trong mỗi con người Việt Nam. Hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2. Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Văn bản thông tin

D. Tùy bút

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích viết theo thể loại tùy bút

=> Đáp án: D

Câu 2 (0.25 điểm):

Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích?

A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

B. Nghị luận, tự sự, biểu cảm

C. Tự sự, biểu cảm, thuyết minh

D. Thuyết minh, biểu cảm, miêu tả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là tự sự, miêu tả, biểu cảm

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm):

Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

“Mùa bánh khúc của năm bắt đầu khi cữ gặt tháng Mười. Ấy là lúc hạt rau tầm âm thầm bật mầm dưới gốc lúa chân ruộng cao hay cánh bãi trồng màu khô ẩm”

A. Phép thế

B. Phép nối

C. Phép lặp

D. Phép liên tưởng

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về phép liên kết

Lời giải chi tiết:

Phép thế

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.25 điểm):

Đọc lại đoạn trích trên và cho biết bánh khúc được làm từ loài cây nào?

A. Cây rau xương cá xanh mướt

B. Cây rau tầm khúc

C. Cây rau má lá tròn

D. Cây lá gai

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bánh khúc được làm từ cây rau tầm khúc

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.25 điểm):

Mùa bánh khúc bắt đầu vào thời gian nào trong năm?

A. Tháng Giêng

B. Tháng Năm

C. Tháng Ba

D. Tháng Mười

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Mùa bánh khúc bắt đầu vào tháng Mười

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.25 điểm):

Theo tác giả của bài viết, rau tầm khúc mọc nhiều nhất ở không gian như thế nào?

A. Dưới gốc lúa chân ruộng cao hay cánh bãi trồng màu khô ẩm

B. Nơi chân rạ gốc ngô, giữa vạt rau má lá tròn

C. Chỗ nào càng sáng thì rau tầm khúc mọc càng nhiều

D. Trên những cánh đồng lúa sau mùa gặt

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Chỗ nào càng sáng thì rau tầm khúc mọc càng nhiều

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.25 điểm):

Ý nào không đúng khi nói về nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên?

A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh có sức biểu trưng cao; ngôn ngữ hàm súc, cô đọng

B. Kết hợp tài hoa giữa biểu cảm với miêu tả, trình bày nội dung theo mạch cảm xúc tạo sức lôi cuốn, say mê

C. Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm

D. Giọng điệu chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh có sức biểu trưng cao; ngôn ngữ hàm súc, cô đọng

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.25 điểm):

Qua đoạn trích, em thấy tác giả dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ tình cảm gì?

A. Trân trọng, yêu thích chiếc bánh khúc – thứ quà quê gợi nhiều thương nhớ về kí ức tuổi thơ ấm áp tình thân

B. Vui sướng, thích thú chiếc bánh khúc – gợi nhắc kỉ niệm tuổi thơ đi hái rau tầm khúc cùng lũ bạn trong xóm

C. Hạnh phúc vì chiếc bánh khúc của quê hương trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích

D. Cảm mến về chiếc bánh khúc của quê hương, gợi nhắc thời ấu thơ đầy gian khổ, nhọc nhằn

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Trân trọng, yêu thích chiếc bánh khúc – thứ quà quê gợi nhiều thương nhớ về kí ức tuổi thơ ấm áp tình thân

=> Đáp án: A

Câu 9 (1.0 điểm):

Kể tên một món ăn đặc sản em thích, nêu ấn tượng của em về món ăn đó.

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ về một món ăn đặc sản mà em yêu thích nhất

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Đặc sản: cốm làng Vòng

- Ấn tượng về món ăn đó: cách chế biến tỉ mỉ, nguyên liệu từ thiên nhiên, hương vị thơm ngọt ngào ngạt hương lúa non…

Câu 10 (1.0 điểm):

Hãy cho biết một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân Việt Nam?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của em về văn hóa ẩm thực của người dân Việt Nam

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Văn hóa ẩm thực của dân tộc luôn có những nét đặc trưng của từng vùng miền, khó quên được bởi sự trang trí đẹp mắt, kết hợp với sự đậm đà hương vị cùng nhiều loại gia vị làm tăng sức hấp dẫn trong các món ăn.

- Văn hóa ẩm thực của dân tộc còn góp phần thể hiện được phong tục tập quán, cốt cách của người Việt,…

Phần II (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý trong mỗi con người Việt Nam. Hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người. Đó là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.

- Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống; là bến đỗ bình yên cho ta tìm về sau những chặng đường vất vả mưu sinh… Hình ảnh quê hương yêu dấu đó in sâu vào tỏng tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về.

- Cảm thấy tự hào về những vẻ đẹp của quê hương – cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người

- Phê phán những con người có lối sống lệch lạc, không coi trọng gốc rễ, cội nguồn của mình

- Quê hương có vai trò vô cùng nghiêm tọng trong cuộc đời của con người. Bởi vậy, chúng ta cần phải trân trọng, yêu quý và tri ân quê hương của mình; luôn có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây dựng quê hương giàu đẹp…

Câu 2 (4 điểm):

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui, tình quê hương tha thiết, sâu nặng, ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi bằng “ngôn ngữ thổ cẩm” như thế.

Có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần: Tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, yêu vui được tác giả thể hiện trong mười một câu thơ đầu. Tình quê hương tha thiết, sâu nặng, truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi được tác giả thể hiện trong mười bảy câu thơ tiếp sau. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng nói tiếng cười:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của chính người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Bằng cách diễn đặt như vậy, tác giả đã sáng tạo những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân miền núi: Đan lờ cài nan hoa / Vách nhà ken câu hát / Rừng cho hoa; và về truyền thống nghĩa tình, gắn bó, sẻ chia: Con đường cho những tấm lòng. Người cha muốn con mình thấy được vẻ nên thơ của “người đồng mình” để mà “yêu”. Cách diễn đạt độc đáo ấy còn được thể hiện ở những hình ảnh đặc sắc trong những câu thơ tiếp theo:

Người đồng mình thương lắm con ơi…

… Nghe con.

Từ những câu bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương ở phần thứ nhất, sang phần thứ hai của bài thơ, tác giả mượn lời người cha nói với con về sức mạnh truyền thống, lòng thủy chung với quê hương. Lấy cái “cao”, “xa” của trời đất làm chiều kích của nỗi buồn và chí hướng. Đó là tầm vóc của núi cao, rừng thẳm, của những Đăm Săn, Xinh Nhã… Người cha nói cho con cũng là nhắn nhủ, khuyên răn con mình biết trân trọng nơi mình sinh thành (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh / Sống trong thung không chê thung nghèo đói), sống hồn nhiên, cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó (Sống như sông như suối / Lên thác xuống ghềnh / Không lo cực nhọc). Con hãy nhớ lấy những điều ấy, để mà “thương”. Và cũng là để sống cho xứng đáng. Bởi vì, “người đồng mình” tuy mộc mạc, thô sơ nhưng không nhỏ bé. Ở đây, ta lại bắt gặp lối nói độc đáo của người dân miền núi, trong câu: Người đồng mình tự đúc đá kê cao quê hương. Có thể thấy ở câu thơ này có hai lớp ý nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ. “Đục đá kê cao” là hoạt động có thực, thường thấy ở vùng miền núi. Quê hương vốn là một khái niệm trừu tượng, chỉ một nơi chốn sinh thành của một con người nào đó, gia đình nào đó. Nói “tự đục đá kê cao quê hương” là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn nguồn cội.

Thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Nhịp điệu lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc chiết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn… tạo ra sự cộng hưởng hài hòa với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm sang con. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hình ảnh mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động, quyến rũ.

Y Phương thấu hiểu và bởi vậy lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân tộc miền núi. Cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy!

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close