Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 13Tải về Đề thi giữa kì 2 Văn 7 bộ sách kết nối tri thức đề số 13 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Đọc văn bản THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. (Phương Lên – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm D. Nghị luận. Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người. C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật. Câu 3. Xác định phép liên kết trong câu sau: Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. A. Phép lặp, phép thế. B. Phép liên tưởng, phép thế C. Phép nối, phép lặp. D. Phép lặp, phép nối Câu 4. Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy được.” là câu mang luận điểm? A. Đúng. B. Sai. Câu 5. Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? A. 2 giá trị. B. 3 giá trị. C. 4 giá trị. D. 5 giá trị. Câu 6. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? A. Bàn về giá trị của sự sống. B. Bàn về giá trị của sức khỏe. C. Bàn về giá trị của thời gian. D. Bản về giá trị của tri thức. Câu 7. Xác định kiểu văn bản của văn bản trên: A. Truyện ngắn B. VB nghị luận C. VB thông tin D. Thơ Câu 8. Chỉ ra biện pháp tu từ từ chính được sử dụng trong văn bản: A. So sánh B. Điệp ngữ C. Ấn dụ D. Hoán dụ Câu 9. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? Câu 10. Qua đoạn trích trên, anh/chị rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh. Đáp án PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết: Nghị luận => Đáp án: D Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Căn cứ bài điệp ngữ, phân tích Lời giải chi tiết: Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. => Đáp án: A Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Căn cứ bài liên kết câu Lời giải chi tiết: Phép nối: nhưng Phép lặp: thời gian, vàng => Đáp án: C Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Sai. Vì câu mang luận điểm là: Thời gian là tri thức => Đáp án: B Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Có tất cả 5 giá trị: - Thời gian là sự sống - Thời gian là thắng lợi - Thời gian là tiền - Thời gian là tri thức - Tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội => Đáp án: D Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Nội dung: giá trị của thời gian => Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích, Lời giải chi tiết: Kiểu văn bản: nghị luận => Đáp án: B Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Phân tích Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ chính được sử dụng là phép điệp (điệp từ ngữ: “thời gian” và điệp cấu trúc: “thời gian là…”) => Đáp án: B Câu 9 (0.5 điểm)
Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: HS có thể chọn và lý giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc và phải lý luận sao cho có tính thuyết phục Câu 10 (0.5 điểm)
Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Bài học rút ra được là về việc sử dụng thời gian: cần sử dụng thời gian một cách hợp lí, có kế hoạch cho từng việc. Không nên lãng phí thời gian vì thời gian đã qua thì không thể lấy lại được PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Phương pháp: Phân tích, giải thích, chứng minh… Lời giải chi tiết: 1. Mở bài: Giới thiệu về điện thoại di động. 2. Thân bài: - Điện thoại di động là những chiếc điện thoại cầm tay có khả năng di động, công dụng chính là liên lạc, trao đổi thông tin tiện ích từ nhiều vị trí, địa điểm. - Ngày nay những chiếc điện thoại ngày càng được cải tiến, thông minh hơn về tính năng, tiện lợi hơn khi sử dụng, không chỉ có chức năng liên lạc mà còn có thể nghe nhạc, chụp ảnh, truy cập web... - Vai trò của điện thoại di động với học sinh: Việc trang bị điện thoại di động cho học sinh là việc cần thiết, không chỉ tiện lợi cho việc liên lạc mà còn phục vụ đắc lực cho quá trình tìm kiếm tài liệu cho việc học. - Thực trạng sử dụng điện thoại di động: + Một bộ phận học sinh sử dụng chưa thực sự hiệu quả. + Ngày càng nhiều hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, dùng điện thoại nhắn tin, nói chuyện riêng gây mất tập trung, xao nhãng việc học. + Đến những tiết kiểm tra, những chiếc điện thoại lại là “phao” cứu sinh để học sinh quay cop, gian lận. + Sử dụng điện thoại di động với những mục đích chưa tốt: tải ảnh, những văn hóa phẩm đồi trụy, đăng tải những clip, video có nội dung xấu lên mạng nhằm mục đích trêu chọc, hù dọa người khác - Nguyên nhân: + Thứ nhất, điện thoại di động là thiết bị không thể thiếu đối với mỗi con người hiện đại, việc sử dụng điện thoại phổ biến ắt sẽ nảy sinh những vấn đề tiêu cực. + Thứ hai là do sự nuông chiều của các bậc phụ huynh với con cái khi cho con sử dụng điện thoại di động từ quá sớm mà không hướng dẫn con cách sử dụng sao cho đúng đắn và hiệu quả. 3. Kết bài Để sử dụng điện thoại có hiệu quả, bản thân mỗi học sinh cần có ý thức tự giác trong có thể hỗ trợ việc học tập nhưng không có nghĩa là lạm dụng nó. học tập, điện thoại
|