Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 3Tải vềPHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 1. Chị ngã em nâng 2. Nghĩa tử là nghĩa tận 3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn 4. Người không học như ngọc không mài 5. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Câu 1. Trong các câu tục ngữ trên, câu nào được viết theo thể thơ lục bát? A. Câu 2 B. Câu 3 C. Câu 4 D. Câu 5 Câu 2. Các câu tục ngữ trong ngữ liệu trên thường có bao nhiêu vế? A. Hai vế B. Bốn vế C. Ba vế D. Năm vế Câu 3. Theo em hiểu, nghĩa của chữ tử trong câu Nghĩa tử là nghĩa tận là gì? A. Chết B. Khai sáng C. Đứa trẻ D. Đi Câu 4. Câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn đã dùng cách gieo vần như thế nào? A. đàng - sàng B. đàng - khôn C. ngày - đàng D. ngày - khôn Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ sau: Người không học như ngọc không mài A. Điệp ngữ B. So sánh C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 6. Cho các từ ngữ: học hỏi, học tập, tri thức, hiểu biết. Em hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau để hoàn thiện thông điệp mà câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn gửi tới chúng ta: Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần … (1) …, khám phá của con người: Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang … (2) …, mở rộng tầm mắt và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại. Câu 7. Câu tục ngữ nào sau đây không cùng chủ đề với các câu được nêu ở ngữ liệu? A. Trông mặt mà bắt hình dong B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức Câu 8. Đặt câu với câu tục ngữ Chị ngã em nâng. Câu 9. Em rút ra bài học gì từ câu tục ngữ Người không học như ngọc không mài? PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. Câu 2 Giao tiếp ứng xử làm một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và lưu truyền từ xa xưa. Từ vấn đề trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về câu tục ngữ: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Đáp án PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Câu 1 (0.25 điểm)
Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Trong các câu tục ngữ trên, câu 5 được viết theo thể thơ lục bát => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm)
Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại tục ngữ Lời giải chi tiết: Các câu tục ngữ trong ngữ liệu trên thường có 2 vế => Đáp án: A Câu 3 (0.25 điểm)
Phương pháp: Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ Lời giải chi tiết: Nghĩa của chữ tử trong câu Nghĩa tử là nghĩa tận là “chết” => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ câu tục ngữ, chú ý cách gieo vần Lời giải chi tiết: Gieo vần “đàng – sàng” => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm)
Phương pháp: Đọc và xác định biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ là só sánh => Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Dựa vào ngữ cảnh điền từ ngữ phù hợp Lời giải chi tiết: (1) học hỏi (2) hiểu biết Câu 7 (0.25 điểm)
Phương pháp: Xác định nội dung của các câu tục ngữ Lời giải chi tiết: Câu tục ngữ “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” không cùng chủ đề với các câu được nêu ở ngữ liệu => Đáp án: B Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Suy nghĩ và đặt câu phù hợp Lời giải chi tiết: Đặt câu: “Chị ngã em nâng là câu nói mà mẹ hay nhắc nhở hai chị em em để chúng em luôn yêu thương, đùm học nhau”. Câu 9 (1.5 điểm)
Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Con người không được học hành sẽ không trở thành người có tri thức, giúp ích cho xã hội, không giúp cho xã hội phát triển, do đó cần chăm chỉ học tập, tích cực mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân. PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
Phương pháp: Em vận dụng những hiểu biết về biện pháp tu từ nói quá để tìm ra và phân tích tác dụng. a. Nói quá: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm => Tác dụng: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc. b. Nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. => Tác dụng: Nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ. Câu 2 (4.0 điểm)
Phương pháp: 1. Mở đoạn - Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận 2. Thân bài - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ - Bàn luận về câu tục ngữ - Nhận thức và hành động - Phê phán 3. Kết đoạn Lời giải chi tiết: 1. Mở đoạn - Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận - Nội dung câu nói: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 2. Thân bài - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: câu tục ngữ khẳng định giá trị và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày. - Bàn luận về câu tục ngữ: + Vì lời nói là công cụ, phương tiện mà con người cần để giao tiếp đối ngoại. + Lời nói tốt đẹp, khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân. + Lời nói khéo léo thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị. + Vì khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ. - Nhận thức và hành động: + Lễ phép với bề trên + Con người phải học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh + Không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được - Phê phán: những kẻ giao tiếp cộc lốc, kém đối ngoại luôn né tránh giao tiếp 3. Kết đoạn Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ
|