Đề thi học kì 1 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 13

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

NHỮNG TUỔI THƠ

Lưu Quang Vũ

Những tuổi thơ không có tuổi thơ

Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp

Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục

Lang thang hè đường tàu điện quán bia

Những bông hoa chưa nở đã tàn đi

Những cành cây chưa xanh đã cỗi.

 

Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ

Dưới mái tóc quăn trơ trụi vai gầy

Em đi đâu đêm nay

Để lòng tôi se lại

Em lăn lóc trong bùn lội

Mà tôi chẳng biết làm gì

Lặng đứng nhìn em đi

Cổ tôi chừng nghẹn đẳng

Con chim non trong trắng

[…]

Đôi môi em không trong vắt nụ cười

Em chẳng biết yêu đương mà mơ ước

Không được đọc những trang sách đẹp

Không biết tin vào những bài ca

Sớm độc ác sớm xấu xa

Bao đứa trẻ như em tàn lụi

Sao mọi người có thể dửng dưng

Nhìn em đi trên đường tối?

Mọi người đều có tội

Trước tuổi thơ đã chết của em.

 

Muốn nắm bàn tay em

Nói cùng em những điều âu yếm nhất

Mà tôi vẫn không biết làm gì được

Cứ để đêm nay em chẳng về nhà

Đôi vai gầy đi lủi thủi trong mưa.

(https://www.thivien.net)

Câu hỏi

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thể tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền.

B. Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt.

C. Thể hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần

Câu 2. Bài thơ viết về:

A. Tình yêu dành cho những con người bất hạnh.

B. Lên án xã hội thờ ở trước những kiếp người bất hạnh

C. Những đứa trẻ lang thang

D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cuộc đời.

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Câu 4. Hình ảnh “Con chim non trong trắng” trong bài thơ chỉ ai, gợi ra điều gì?

A. Chỉ tuổi thơ trong trắng của tác giả.

B. Những đứa trẻ bất hạnh, tâm hồn chưa hề vẩn dục.

C. Chỉ những tâm hồn chưa vẩn đục.

D. Chỉ vẻ đẹp của thế giới loài chim.

Câu 5. Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình bằng những cách nào?

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Cả trực tiếp và gián tiếp,

D. Không bộc lộ.

Câu 6. Đối tượng trữ tình được khắc họa như thế nào?

A. Những đứa trẻ trải đời.

B. Những đứa trẻ trong trắng ngây thơ.

C. Những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương

D. Những đứa trẻ bị mất ước mơ.

Câu 7. Vì sao tác giả khẳng định “Những tuổi thơ không có tuổi thơ”?

A. Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ.

B. Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục.

C. Vì chúng phải lang thang hè đường tàu điện quán bia.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8. Những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của tác giả?

A. Không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi.

B. Tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi.

C. Đã tàn đi, đã cỗi, lang thang, đánh cắp.

D. Những đôi mắt tráo trơ.

Câu 9. Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì? Điều nào khiến em suy nghĩ? (1đ)

Câu 10. Em có đồng ý với ý kiến của nhà thơ thể hiện trong 2 câu thơ sau không? Vì sao? (1đ)

Mọi người đều có tội

Trước tuổi thơ đã chết của em

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

a. Lập bảng, xác định một số tiêu chí để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt của văn bản sau đây và bài thơ “Những tuổi thơ” của tác giả Lưu Quang Vũ (0,5đ)

b. Em đồng tình với ứng xử của người xưng “tôi” ở văn bản sau không, vì sao? (0,5đ)

...tôi vô tình gặp cảnh một người mẹ trẻ đang đánh con mình rất tàn nhẫn. Sự việc này ồn ào đến mức có vài người vừa là hàng xóm, vừa là người đi đường tập trung khá đông để xem. Lạ một điều là dù cháu nhỏ bị mẹ đánh rất đau đớn nhưng những người chứng kiến đó lại không hề lên tiếng bênh vực cháu bé. Chứng kiến cảnh đó tôi cũng định bỏ qua, coi như là chuyện riêng của gia đình họ, không cần quan tâm nhưng tiếng khóc xé lòng của cháu bé làm tôi không đành lòng bước đi. Tôi nói với người mẹ trẻ là sao lại đánh con đau như vậy, dù thế nào cũng không nên đánh con mình như thế... Bà mẹ trẻ thấy có người lên tiếng nên đã ngừng tay, nhìn tôi một cách hằn học: “Con tôi thì tôi có quyền đánh để dạy dỗ. Anh là ai mà có quyền ngăn cản tôi?” “Người lớn có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc trẻ em – luật pháp quy định như vậy. Khi thấy cháu bé bị chị đánh đau như vậy, với trách nhiệm của người trưởng thành thì tôi phải lên tiếng để bảo vệ cháu. Nếu chị còn đánh cháu nữa thì tôi sẽ gọi công an”, tôi nói.

(https://vnexpress.net/nhung-dua-tre-bat-hanh)

c. Ngày nay, trẻ em còn phải sống bất hạnh trong những cảnh ngộ nào? HS THCS và xã hội có thể làm gì để hạn chế tình cảnh bất hạnh đó ở trẻ em? (bài dài từ 1-1,5 trang) (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

A

B

C

C

D

A

 

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thể tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền.

B. Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt.

C. Thể hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và chú ý những dấu hiệu về đặc điểm hình thức (số từ, số câu, chia khổ, gieo vần)

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm hình thức chính của bài thơ: Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt

→ Đáp án B

Câu 2. Bài thơ viết về:

A. Tình yêu dành cho những con người bất hạnh.

B. Lên án xã hội thờ ở trước những kiếp người bất hạnh

C. Những đứa trẻ lang thang

D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cuộc đời.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý nhan đề

Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về Những đứa trẻ lang thang

→ Đáp án C

Câu 3. Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự

→ Đáp án A

Câu 4. Hình ảnh “Con chim non trong trắng” trong bài thơ chỉ ai, gợi ra điều gì?

A. Chỉ tuổi thơ trong trắng của tác giả.

B. Những đứa trẻ bất hạnh, tâm hồn chưa hề vẩn dục.

C. Chỉ những tâm hồn chưa vẩn đục.

D. Chỉ vẻ đẹp của thế giới loài chim.

Phương pháp giải

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý hình ảnh “con chim non trong trắng”

Lời giải chi tiết

Hình ảnh “Con chim non trong trắng” trong bài thơ: Những đứa trẻ bất hạnh, biểu hiện tâm hồn chưa hề vẩn dục

→ Đáp án B

Câu 5. Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình bằng những cách nào?

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Cả trực tiếp và gián tiếp

D. Không bộc lộ.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình bằng cách trực tiếp và cả gián tiếp

→ Đáp án C

Câu 6. Đối tượng trữ tình được khắc họa như thế nào?

A. Những đứa trẻ trải đời.

B. Những đứa trẻ trong trắng ngây thơ.

C. Những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương

D. Những đứa trẻ bị mất ước mơ.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đối tượng trữ tình được miêu tả là những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương

→ Đáp án C

Câu 7. Vì sao tác giả khẳng định “Những tuổi thơ không có tuổi thơ”?

A. Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ.

B. Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục.

C. Vì chúng phải lang thang hè đường tàu điện quán bia.

D. Tất cả các ý trên.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý những chi tiết cho thấy sự bất hạnh của lũ trẻ

Lời giải chi tiết:

Lũ trẻ trong bài thơ là những tuổi thơ không có tuổi thơ vì:

Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ

Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục

Vì chúng phải lang thang hè đường tàu điện quán bia

→ Đáp án D

Câu 8. Những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của tác giả?

A. Không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi.

B. Tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi.

C. Đã tàn đi, đã cỗi, lang thang, đánh cắp.

D. Những đôi mắt tráo trơ.

Phương pháp giải

Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất

Chú ý những tính từ thể hiện cảm xúc của tác giả

Lời giải chi tiết

Những từ được sử dụng: Không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi.

→ Đáp án A

Câu 9. Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì? Điều nào khiến em suy nghĩ? (1đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ cuối và nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Khổ thơ cuối bài đã thể hiện:

+ Mong muốn, khát vọng của nhà thơ: được nắm bàn tay những đứa trẻ bất hạnh để nói những lời yêu thương

+ Nỗi day dứt, đau đớn vì bất lực, vì không giúp được những đứa trẻ vơi đi nỗi bất hạnh

+ Hình ảnh những đứa trẻ gầy guộc bé nhỏ không được ở yên trong mái nhà, phải đi lang thang trong mưa, trong cô đơn ám ảnh nhà thơ và người đọc

- Suy nghĩ nhiều nhất: HS tự trả lời (có thể hướng tới một trong 3 nội dung sau)

+ Mong muốn, khát vọng của nhà thơ

+ Nỗi day dứt, đau đớn vì bất lực

+ Hình ảnh trong 2 dòng thơ cuối

Câu 10. Em có đồng ý với ý kiến của nhà thơ thể hiện trong 2 câu thơ sau không? Vì sao? (1đ)

Mọi người đều có tội

Trước tuổi thơ đã chết của em

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 2 câu thơ và nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Làm rõ cách hiểu về nội dung, quan điểm của nhà thơ thể hiện trong 2 dòng thơ:

+ Về tuổi thơ đã chết của em: tức là những đứa trẻ bất hạnh không có những ngày tháng tuổi thơ được vui chơi, được ăn học, được chăm sóc và bảo vệ…

+ Về mọi người đều có tội: mọi người trong xã hội đều có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bởi họ sẽ là chủ nhân của xã hội trong tương lai; bất cứ ai dửng dưng vô cảm trước nỗi đau của trẻ thơ và hành động bạo lực với trẻ đều đã có tội…

- HS lựa chọn thái độ của mình và đưa ra ít nhất 2 lí do để thuyết phục

+ Nếu đồng tình với quan điểm của tác giả

+ Nếu không đồng tình hãy phản biện

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

a. Lập bảng, xác định một số tiêu chí để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt của văn bản sau đây và bài thơ “Những tuổi thơ” của tác giả Lưu Quang Vũ (0,5đ)

b. Em đồng tình với ứng xử của người xưng “tôi” ở văn bản sau không, vì sao? (0,5đ)

c. Ngày nay, trẻ em còn phải sống bất hạnh trong những cảnh ngộ nào? HS THCS và xã hội có thể làm gì để hạn chế tình cảnh bất hạnh đó ở trẻ em? (bài dài từ 1-1,5 trang) (3đ)

Phương pháp giải:

a. Đọc kĩ văn bản và bài thơ

b. Nêu quan điểm của bản thân

c. Dựa vào kiến thức xã hội của bản thân

Lời giải chi tiết:

a. Lập bảng

Tiêu chí

 

Bài thơ “Những đứa trẻ

Đoạn văn bản trong đề

Giống nhau

Nội dung

Viết về những đứa trẻ bị bạo hành/bất hạnh

 

 

Thái độ

Lên án những hành động tàn bạo, bất nhân hoặc dửng dưng trước việc trẻ bị bạo hành/ cái ác

 

Khác nhau

Thể loại

Thơ tự do

Tự sự

 

Cảnh ngộ của đứa trẻ

Những đứa trẻ bị xã hội bỏ quên, phải tự kiếm sống

Trẻ bị bạo hành bởi người thân (ẩn dưới lý do giáo dục nghiêm khắc)

 

Hành động

Thể hiện thương xót, đau đớn vì bất lực; lên án

Can thiệp kịp thời bằng thái độ quyết liệt (dẫn luật pháp, báo công an)

 

Tác động tới độc giả

Suy ngẫm, trăn trở, có thể phải hành động

Hướng dẫn cách hành động cụ thể

 

b. Với cách ứng xử: HS tự trả lời phân tích ưu điểm/ nhược điểm của hành động

- HS có thể tham khảo các hướng sau:

+ Can thiệp, dừng hành động kịp thời nhưng có thể chưa giải quyết được tận gốc vấn đề (nếu người mẹ về nhà vẫn tiếp tục đánh con)

+ Hướng dẫn cách hành động cụ thể, vừa đình chỉ ngay được hành động bạo hành trẻ vừa đảm bảo an toàn cho các bên liên quan…

c. Ngày nay, trẻ em còn phải sống bất hạnh

- Trẻ em phải đối mặt với bất hạnh

+ Gia đình gặp tai nạn bất thường (biến cố sức khỏe, tai nạn giao thông, bất thường về thời tiết…) khiến bố mẹ qua đời

+ Bị cha mẹ bỏ rơi do gia đình tan vỡ

+ Bị bạo hành bởi người thân thiếu hiểu biết và tàn ác

- Xã hội có thể làm: Thực thi luật pháp bảo vệ trẻ em; kêu gọi một số tổ chức nhân đạo, cá nhân làm thiện nguyện; kêu gọi giúp đỡ từ cộng đồng…

- HS THCS có thể làm

+ Giảm với du lịch, mua quần áo đẹp (tích lũy sách vở, đồ dùng) để chia sẻ, ủng hộ

+ Trực tiếp tham gia hoạt động giúp đỡ bạn bất hạnh bằng sức lao động của mình

+ Nhận thức, hành động của cá nhân

 

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close