Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 4Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng: GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc) và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Kỉ niệm mùa hè Tôi là một cô bé say mệ diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió. Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo, … trông mạnh mẽ chao liệng trên cao. Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp” mắt tôi tối sầm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận: - Em... xin lỗi. Chị … chị có sao không? Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt: - Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này! Diều này!... Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc. Bỗng tôi nghe có tiếng con gái: - Này, bạn! Thì ra là một đứa con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng: - Gì? - Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế. Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé: - Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về. Tôi ân hận nghĩ: - Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa. (Theo Nguyễn Thị Liên) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì? A. Dán diều. B. Thả diều. C. Ngắm diều. D. Nghe sáo diều. 2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều?
A. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt. B. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người. C. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người. D. Bị dây diều của một em nhỏ bướng vào mặt. 3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều? A. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc chiều và xé tan. B. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc chiều và định xé tan. C. Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc. D. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé. 4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào? A. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ trở về. B. Bối rối, ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về nhà. C. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm. D. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm. 5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa? A. Cần có tấm lòng dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác. B. Cần có tấm lòng vị tha, luôn yêu thương và giúp đỡ người khác. C. Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác. D. Cần có tấm lòng say mê, hào hứng xem các em nhỏ chơi diều. 6. Nhóm từ nào dưới đây không phải nhóm các từ láy? A. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm. B. mồ mả, máu mủ, mơ mộng. C. mờ mịt, may mắn, mênh mông. D. Cả 3 phương án trên. 7. Trong câu: “Kia những chiếc diều dơi, diều sáo, … trông mạnh mẽ chao liệng trên cao” có: A. hai danh từ chỉ sự vật. B. ba danh từ chỉ sự vật. C. bốn danh từ chỉ sự vật. D. năm danh từ chỉ sự vật. B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: Nghe – viết. II. Tập làm văn Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
A. KIỂM TRA VIẾT I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi 1. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Ngắm diều. Chọn C. 2. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt. Chọn A. 3. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc chiều và định xé tan. Chọn B. 4. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm. Chọn D. 5. Phương pháp: căn cứ nội dung bài đọc hiểu, đọc và phân tích. Cách giải: Phương án đúng: Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác. Chọn C. 6. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ láy, từ ghép. Cách giải: Phương án đúng: mồ mả, máu mủ, mơ mộng. Chọn B. 7. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Danh từ. Cách giải: Phương án đúng: hai danh từ chỉ sự vật. Chọn A. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn. - Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ II. Tập làm văn. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: Bài văn tham khảo: Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa. Câu chuyện cổ tích đầu tiên mà em được đọc, cũng là câu chuyện mà em yêu thích nhất. Đó là câu chuyện cổ tích Cây khế. Cây khế kể về hai anh em ruột cùng chung sống trong một ngôi nhà nhưng lại có tính cách trái ngược nhau. Người anh trai tham lam, lười biếng bao nhiêu, thì người em lại chăm chỉ, lương thiện bấy nhiêu. Một ngày nọ, người cha đột ngột qua đời mà không để lại lời dặn dò nào. Người anh trai liền nhân cơ hội đó, dành lấy hết mọi tài sản và chia cho em mình duy nhất một cây khế già, rồi đuổi em ra sống ở túp lều nhỏ cạnh cây khế. Tuy bị anh trai đối xử như vậy, người em vẫn không hề oán hận. Cuộc sống tuy khó khăn, vất vả nhưng người em vẫn lạc quan, chăm chỉ tiến tới. Cậu còn thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở trong làng, nên rất được mọi người yêu quý. Mùa hè năm đó, cây khế già nhà người em trai bất ngờ sai trái. Quả nào cũng to và ngọt nước, nên thu hút nhiều chim chóc đến ăn. Một hôm, từ phương xa bay đến một con chim lớn. Nó ăn rất nhiều quả, mà ngày nào cũng đến ăn nên tán khế thưa thớt quả dần. Thấy vậy, người em bèn ra đứng dưới gốc cây than thở với chim về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, mong chim đừng đến ăn trái nữa. Ngờ đâu, con chim ấy lại biết nói tiếng người, đã vậy còn hứa hẹn sẽ dùng vàng trả tiền cho số khế nó đã ăn. Nó hẹn người em trai may túi ba gang, rồi chờ nó đến chở ra đảo lấy vàng. Hôm sau, chim thần thật sự xuất hiện và đưa người em ra một hòn đảo lớn chứa đầy vàng bạc châu báu. Nhờ chuyến đi đó, mà gia đình người em trở nên giàu có, sung túc. Hay tin, người anh trai tham lam lập tức lân la sang nhà để hỏi thăm. Biết chuyện chim thần, hắn đem hết gia sản của mình để đổi lấy cây khế của em trai. Rồi lại bắt chước em ra gốc cây than thở với chim thần. Nhờ vậy, hắn cũng được chim thần hứa hẹn đưa ra đảo vàng như đã hứa với người em. Tuy nhiên, sự tham lam và xảo trá, đã khiến hắn ta may một chiếc túi những mười hai gang. Đã vậy, hắn còn cố nhồi nhét thêm vàng vào túi áo, túi quần. Điều đó làm chim thần chật vật mãi mới bay lên cao được. Nhưng xui xẻo thay, trên đường về bất ngờ có cơn bão lớn ập đến, khiến chim rớt xuống biển. Tuy nhiên, chim thần nhanh chóng vỗ cánh vùng bay lên được. Còn tên anh trai tham lam thì vì buộc lên người số vàng quá lớn, nên đã nhanh chóng chìm sâu xuống biển. Kết cục ấy của câu chuyện đã dạy cho người đọc bài học ý nghĩa. Rằng ở đời, người sống hiền lành sẽ được hưởng may mắn, còn kẻ tham lam, xảo trá thì sẽ bị trừng phạt.
|