Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 4 - Đề số 1

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 - ĐỀ SỐ 1

MÔN TIẾNG VIỆT

A. Đọc hiểu

1. Kiểm tra đọc thành tiếng

2. Bài kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt

Bánh khúc

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Dựa vào nội dung bài "Bánh khúc", hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

1.  Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

A. Cuối năm                

B. Giữa năm                    

C. Đầu năm, tiết trời ấm áp

2.  Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

A.  Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp.

B.  Rau diếp, bột nếp

C.  Lá gai, bột nếp.

3.  Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

A.  Thơm, có màu trắng

B.  Sánh như nước, màu xanh nhạt

C.  Dẻo quánh, màu xanh đậm, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.

4.  Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

5.  Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”

- Động từ: …………………………………………………………………………….

- Tính từ: ……………………………………………………………………………..        

6.  Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.

B. Kiếm tra viết

 

Bánh khúc

 

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

----Hết----

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

A. Đọc hiểu

1.  Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

A. Cuối năm                

B. Giữa năm                    

C. Đầu năm, tiết trời ấm áp

Phương pháp: Căn cứ vào nội dung bài đọc hiểu, đọc và tìm ý

Lời giải chi tiết:

Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm đầu năm, tiết trời ấm áp.

Chọn C.

2.  Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

A.  Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp.

B.  Rau diếp, bột nếp

C.  Lá gai, bột nếp.

Phương pháp: Đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài và tìm ý

Lời giải chi tiết:

Món bánh khúc gồm những nguyên liệu: bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp

Chọn A.

3.  Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

A.  Thơm, có màu trắng

B.  Sánh như nước, màu xanh nhạt

C.  Dẻo quánh, màu xanh đậm, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.

Phương pháp: Đọc đoạn văn từ "Rau khúc hái về rửa sạch..." đến "...trộn lẫn với bột gạo"

Lời giải chi tiết:

Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm: Dẻo quánh, màu xanh đậm, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.

Chọn C

4.  Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

Phương pháp: Đọc đoạn văn thứ 2

Lời giải chi tiết:

Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như sau: Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn

5.  Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:

“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”

- Động từ: …………………………………………………………………………….

- Tính từ: …………………………………………………………………………….. 

Phương pháp: Căn cứ nội dung bài Danh từ

Lời giải chi tiết:

-  Động từ : hái về, rửa, luộc

-  Tính từ : sạch, chín

6.  Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.

Phương pháp: Căn cứ vào cách viết một câu kể về hoạt động ở trường

Lời giải chi tiết:

- Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi cầu lông.

B. Kiếm tra viết

1. Chính tả

2. Tập làm văn

Phương pháp: Căn cứ kĩ năng viết đoạn văn miêu tả đặc điểm con vật.

Em dựa vào dàn bài sau:

-  Mở đoạn: Giới thiệu về con vật, hoàn cảnh em nhìn thấy, ấn tượng ban đầu...

-  Thân đoạn:

+ Miêu tả hình dáng của con vật.

+ Miêu tả hoạt động của con vật.

+ Lưu ý: Sử dụng tính từ, biện pháp nhân hóa, so sánh.

+ Hệ thống từ nối để liên kết câu.

- Kết đoạn: Cảm nghĩ của em với con vật đó.

Lời giải chi tiết:

Kì nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ đưa đến Tây Nguyên – nơi em rất ấn tượng với các chú voi nhà. Các chú voi có thân hình to lớn, bộ da sần sùi màu xám. Đặc biệt, đôi tai chú to như cái quạt mo ở nhà của bà. Còn vòi thì đặc biệt làm sao! Vừa to vừa dài, lại sun sun giống như con đỉa khổng lồ. Ấn tượng hơn cả là bốn cái chân voi, chúng sừng sững, vững chắc như cột đình. Mỗi lần chú voi bước đi, em có cảm giác như toàn bộ người chú rung chuyển. Những bước đi của chú tuy có vẻ chậm chạp nhưng lại rất vững chắc. Cái vòi chú còn đưa qua đưa lại. Nhờ cái vòi này mà voi có thể làm được rất nhiều việc khác nhau như uống nước, lấy thức ăn hay vẫy chào mọi người. Với em, voi không chỉ là những loài vật dễ thương mà còn mang lại lợi ích cho mọi người.


Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close