Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi giữa học kì 1) – Tiếng Việt 4Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 4
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: - Bà ơi! Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương. - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ … Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (Theo Thạch Lam) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Không gian trong ngôi nhà của bà như thế nào khi Thanh trở về? A. Yên lặng. B. Nhộn nhịp. C. Mát mẻ. 2. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào? A. Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng. B. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh. C. Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng. 3. Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự săn sóc ân cần của bà đối với cháu? A. Hỏi cháu đã về đấy ư. B. Giục cháu vào nhà kẻo nắng. C. Sẵn sàng chờ đợi để mến yêu cháu. 4. Vì sao Thanh luôn thấy thanh thản và bình yên khi được trở về với bà? A. Vì được sống ở khu vườn yên tĩnh và căn nhà có giàn thiên lí mát mẻ. B. Vì được sống trong căn nhà rất mát mẻ và được bà che chở cho mình. C. Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc. 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn? A. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. B. Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương sâu nặng của cháu đối với bà kính yêu. C. Tình cảm biết ơn sâu nặng của Thanh đối với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. 6. Nếu em là Thanh, khi được về thăm bà, em sẽ nói gì với bà của mình? B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả: Nghe – viết. II. Tập làm văn Em hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của em. Đáp án HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng. II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 1. Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Yên lặng. Chọn A. 2. Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng. Chọn C. 3. Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Giục cháu vào nhà kẻo nắng. Chọn B. 4. Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu, đọc và tìm ý. Cách giải: Phương án đúng: Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc. Chọn C. 5. Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu, phân tích Cách giải: Phương án đúng: Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. Chọn A. 9. Phương pháp: phân tích Cách giải: Học sinh trả lời đảm bảo theo yêu cầu câu hỏi. Gợi ý: Cảm ơn bà đã luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc cháu. ….. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức đoạn văn. - Không mắc các lỗi chính tả, trình bày đẹp, sạch sẽ. II. Tập làm văn. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: Bài văn tham khảo: Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt). Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”. Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng. Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: “Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều. Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu. Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu. Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình. An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.
|