Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 3

Tải về

Cô bé mà tác giả gặp trên xe buýt có thái độ như thế nào đối với mọi người xung quanh? Cậu bé giúp mẹ bán hàng trong tiệm tạp hóa có thái độ như thế nào với khách? Cậu bé mà tác giả gặp trên hè phố đã “chơi” cùng các bạn như thế nào? Những cô bé, cậu bé gặp trên đường đã để lại ấn tượng gì cho tác giả? Câu văn nào sau đây nói rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện? Dấu gạch ngang thứ hai trong câu “- Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.” có tác dụng gì? Có thể thay thế từ

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc:

Khoảng lặng

          Một buổi sáng, tôi thức dậy với một tâm trạng nặng nề và chán nản: cuộc sống chẳng dành cho tôi chút ưu ái nào!

          Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ. Khi xe đến trạm cuối cùng, mọi người nhanh chân bước xuống, chỉ riêng cô bé lê từng bước. Tôi bất giác nhìn lại và bàng hoàng nhận ra, cô bé đang phải di chuyển rất khó nhọc bằng đôi nạng gỗ.

          Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chứng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. Cậu nghiêng đầu mỉm cười khi trao cho tôi túi hàng đã được buộc chặt. Trước khi bước ra, tôi âu yếm xoa đầu và hỏi tên. Cậu bé chỉ lắc đầu quầy quậy rồi đưa mắt nhìn mẹ như muốn nói điều gì.

          - Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.

          Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo. Tôi đến bên cạnh và hỏi:

          - Sao cháu không cùng chơi với các bạn?

          Cậu bé không trả lời, đôi mắt vẫn hướng về phía trước. Tôi chợt nhận ra cậu không thể nghe được lời tôi nói

          Bây giờ, tôi mới nhận ra mình mới thật là diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh.

          Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng.

Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt như những cố bé, cậu bé đáng yêu kia.

Hôm nay, những cô bé, cậu bé ấy đã cho tôi một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống mà tôi may mắn có được.

(Phớt Niu)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Cô bé mà tác giả gặp trên xe buýt có thái độ như thế nào đối với mọi người xung quanh?

A. Luôn chào hỏi mọi người với thái độ thân thiện

B. Thiếu lễ phép, không chào hỏi bất kì ai

C. Gật đầu chào hỏi mọi người với nụ cười rạng rỡ

D. Vui vẻ hỏi thăm mọi người

Câu 2: Cậu bé giúp mẹ bán hàng trong tiệm tạp hóa có thái độ như thế nào với khách?

A. Luôn chào hỏi khách

B. Luôn tận tình hướng dẫn các mặt hàng mới

C. Thờ ơ với khách hàng

D. Nghiêng đầu mỉm cười khi trao túi hàng đã buộc chặt

Câu 3: Cậu bé mà tác giả gặp trên hè phố đã “chơi” cùng các bạn như thế nào?

A. Chơi đá bóng cùng các bạn

B. Chơi đuổi bắt cùng các bạn

C. Chăm chú theo dõi các bạn chơi rồi khúc khích cười

D. Chơi đánh trận giả cùng các bạn

Câu 4: Những cô bé, cậu bé gặp trên đường đã để lại ấn tượng gì cho tác giả?

A. Cho tác giả một bài học về giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống

B. Tác giả vô cùng thương xót các em và tự nhủ phải làm một điều gì đó cho các em

C. Tác giả thấy mình thật may mắn quá vì không bị khuyết tật như các em

D. Tác giả thấy các em cũng giống như những đứa trẻ bình thường

Câu 5: Câu văn nào sau đây nói rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện?

A. Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn

B. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt

C. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách

D. Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng

Câu 6: Dấu gạch ngang thứ hai trong câu “- Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.” có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

B. Đánh dấu phần chú thích

C. Đánh dấu chỗ bắt đầu suy nghĩ của nhân vật

D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 7: Có thể thay thế từ diễm phúc trong câu “Bây giờ, tôi mới nhận ra mình mới thật là diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh” bằng từ nào dưới đây:

A. diễm lệ

B. kiều diễm

C. may mắn

D. phúc hậu

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nghe – viết:

Chợ Tết

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon

Vài cụ già chống gậy bước lom khom

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau

(Đoàn Văn Cừ)

Câu 2: Hoàn thành các thành ngữ sau bằng cách điền từ còn thiếu vào chỗ trống

a. Khỏe như …

b. Chậm như …

c. Nhanh như …

d. Đen như …

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

Đêm trăng – Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

a. Gạch chân dưới câu kể Ai làm gì trong đoạn văn

b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ những câu vừa tìm được

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một món đồ chơi mà em thích nhất

-------- Hết --------

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Cô bé mà tác giả gặp trên xe buýt có thái độ như thế nào đối với mọi người xung quanh?

A. Luôn chào hỏi mọi người với thái độ thân thiện

B. Thiếu lễ phép, không chào hỏi bất kì ai

C. Gật đầu chào hỏi mọi người với nụ cười rạng rỡ

D. Vui vẻ hỏi thăm mọi người

Phương pháp:

Em đọc kĩ những câu văn sau để chọn đáp án đúng nhất.

“Trên xe buýt, tôi đưa mắt nhìn qua băng ghế đối diện. Một cô bé có khuôn mặt xinh xắn và ánh mắt sáng ngời khẽ gật đầu chào tôi với nụ cười rạng rỡ.”

Cách giải:

Cô bé mà tác giả gặp trên xe buýt gật đầu chào hỏi mọi người với nụ cười rạng rỡ.

Chọn C.

Câu 2: Cậu bé giúp mẹ bán hàng trong tiệm tạp hóa có thái độ như thế nào với khách?

A. Luôn chào hỏi khách

B. Luôn tận tình hướng dẫn các mặt hàng mới

C. Thờ ơ với khách hàng

D. Nghiêng đầu mỉm cười khi trao túi hàng đã buộc chặt

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn sau để chọn đáp án đúng:

“Sau một ngày làm việc căng thẳng, tôi tranh thủ ghé vào tiệm tạp hóa để mua thực phẩm, một cậu bé chứng mười tuổi đang giúp mẹ bán hàng. Cậu nghiêng đầu mỉm cười khi trao cho tôi túi hàng đã được buộc chặt.”

Cách giải:

Cậu bé giúp mẹ bán hàng trong tiệm tạp hóa nghiêng đầu mỉm cười khi trao túi hàng đã buộc chặt

Chọn D.

Câu 3: Cậu bé mà tác giả gặp trên hè phố đã “chơi” cùng các bạn như thế nào?

A. Chơi đá bóng cùng các bạn

B. Chơi đuổi bắt cùng các bạn

C. Chăm chú theo dõi các bạn chơi rồi khúc khích cười

D. Chơi đánh trận giả cùng các bạn

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn sau và chọn đáp án đúng:

“Khi băng qua đường, tôi bắt gặp một cậu bé đang đứng khép mình nơi góc tường mắt chăm chú dõi theo những đứa trẻ khác chơi đùa trên hè phố, rồi khúc khích cười theo.”

Cách giải:

Cậu bé mà tác giả gặp trên hè phố chăm chú theo dõi các bạn chơi rồi khúc khích cười.

Chọn C.

Câu 4: Những cô bé, cậu bé gặp trên đường đã để lại ấn tượng gì cho tác giả?

A. Cho tác giả một bài học về giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống

B. Tác giả vô cùng thương xót các em và tự nhủ phải làm một điều gì đó cho các em

C. Tác giả thấy mình thật may mắn quá vì không bị khuyết tật như các em

D. Tác giả thấy các em cũng giống như những đứa trẻ bình thường

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn sau để chọn đáp án đúng nhất.

“Hôm nay, những cô bé, cậu bé ấy đã cho tôi một bài học về giá trị bản thân và ý nghĩa cuộc sống mà tôi may mắn có được.”

Cách giải:

Những cô bé, cậu bé gặp trên đường cho tác giả một bài học về giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống

Chọn A.

Câu 5: Câu văn nào sau đây nói rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện?

A. Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn

B. Hãy tin yêu và đón nhận cuộc sống này bằng tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt

C. Hãy sẵn sàng đón nhận những gì cuộc sống mang đến và cố gắng vượt qua mọi thử thách

D. Tôi tự nhủ sẽ sống thật xứng đáng với những điều may mắn mà cuộc sống đã ban tặng

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn và cho biết câu văn đó thuộc kiểu câu nào?

Lời giải chi tiết:

Em đọc kĩ các đáp án và lựa chọn câu văn thể hiện rõ nhất ý nghĩa của câu chuyện.

Chọn B.

Câu 6: Dấu gạch ngang thứ hai trong câu “- Cháu nó không nói được cô ạ … - Người mẹ hạ giọng trả lời thay con.” có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

B. Đánh dấu phần chú thích

C. Đánh dấu chỗ bắt đầu suy nghĩ của nhân vật

D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn để xác định dấu gạch ngang thứ hai và nêu tác dụng của nó.

Cách giải:

Dấu gạch ngang thứ hai trong câu có tác dụng đánh dấu phần chú thích.

Chọn B.

Câu 7: Có thể thay thế từ diễm phúc trong câu “Bây giờ, tôi mới nhận ra mình mới thật là diễm phúc vì được cuộc sống ban tặng một cơ thể lành lặn và khỏe mạnh” bằng từ nào dưới đây:

A. diễm lệ

B. kiều diễm

C. may mắn

D. phúc hậu

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn để hiểu rõ nghĩa của từ diễm phúc và chọn từ thay thế phù hợp.

Diễm phúc: hạnh phúc tốt đẹp do may mắn mà có

Cách giải:

Có thể thay thế từ diễm phúc trong câu văn trên bằng từ may mắn.

Chọn C.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nghe – viết:

Chợ Tết

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon

Vài cụ già chống gậy bước lom khom

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau

(Đoàn Văn Cừ)

Phương pháp:

Em viết đoạn thơ vào vở, giấy kiểm tra

Cách giải:

Em chủ động hoàn thành bài chính tả.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

Câu 2: Hoàn thành các thành ngữ sau bằng cách điền từ còn thiếu vào chỗ trống

a. Khỏe như …

b. Chậm như …

c. Nhanh như …

d. Đen như …

Phương pháp:

Em đọc kĩ đề bài và tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống.

Cách giải:

a. Khỏe như voi

b. Chậm như rùa

c. Nhanh như thỏ/sóc

d. Đen như than/gỗ mun/cột nhà cháy

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

Đêm trăng – Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

a. Gạch chân dưới câu kể Ai làm gì trong đoạn văn

b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ những câu vừa tìm được

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn để thực hiện các yêu cầu của đề bài.

Cách giải:

a.

Đêm trăng – Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. Một chiến sĩ thả câuMột số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

b.

Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một món đồ chơi mà em thích nhất

Phương pháp:

Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.

Mở bài: Giới thiệu món đồ chơi mà em định tả

- Ai tặng cho em món đồ chơi đó?

- Em được tặng món đồ đó từ bao giờ?

Thân bài:

a. Tả khái quát

- Món đồ chơi đó có xuất xứ từ đâu?

- Kích thước và hình dáng của đồ chơi?

- Chất liệu và màu sắc chủ đạo của món đồ chơi là gì?

b. Tả chi tiết

- Món đồ chơi đó bao gồm các bộ phận nào?

- Kể tên và miêu tả từng bộ phận

- Em yêu thích nhất bộ phận nào của món đồ chơi?

c. Cách sử dụng món đồ chơi

- Món đồ chơi đó chạy bằng gì? (pin, điện,...)

- Để chơi được món đồ chơi đó thì em phải làm gì?

- Em sẽ chơi nó như thế nào?

- Sau khi chơi xong, em làm gì để giữ gìn món đồ chơi đó?

Kết bài: Tình cảm của em dành cho món đồ chơi

Cách giải:

Bài tham khảo 1: Tả chú lật đật

Chú lật đật là món đồ chơi mà em thích nhất.

Trông chú mới ngộ nghĩnh, đáng yêu làm sao! Cứ như một cậu bé bụ sữa đang tuổi tập đi, tập nói. Thân chú thon tròn như một quả trứng gà to lớn. Cái đầu tròn, nhỏ, xinh xinh gắn liền với cái thân mập ú. Chú không có chân, chỉ có đôi tay gắn liền với thân mình. Một búi vải nhỏ dưới cằm như chiếc khăn quàng đỏ rực của các cậu học sinh. Phủ lên cái đầu tròn là một cái mũ vải nhỏ hệt như mũ trùm đầu của những chiếc áo ấm len ấm ngày đông. Thích nhất là khuôn mặt. Dưới đôi lông mày rậm rạp, hiện rõ đôi mắt long lanh, được đính bằng hai viên bi màu xanh nước biển. Cái miệng nhỏ nhắn lúc nào cũng nhoẻn một nụ cười tươi đẹp. Bộ quần áo gắn liền với thân: một chiếc áo khoác bên ngoài, bên trong là áo dây có hình sắc rực rỡ càng làm cho lật đật xinh đẹp hơn.

Lúc đầu, em chưa biết rõ về chú, nên khi em chạm vào người, làm chú lắc lư và phát ra những tiếng “loang boang, loang boang” ai nghe cũng rất rất đỗi ngạc nhiên. Lại một lần nữa, em lỡ làm chú rớt từ trên tủ kính xuống, tưởng chú sẽ ngã sõng soãi trên mặt đất. Nhưng không ngờ, sau khi xoay mấy vòng trên không, chú đã đứng xuống mặt đất thật nhẹ nhàng, êm dịu.

Em thích ngắm chú lắm! Mỗi khi chơi xong, bao giờ em cũng cất chú vào chiếc tủ kính thật gọn gàng, ngăn nắp. Em nghĩ em sẽ giữ gìn nó thật kĩ càng, cẩn thận .Vì nó chính là một phần tình thương của mẹ dành cho em.

Bài tham khảo 2: Tả con rô bốt

Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười vừa qua, em được bố tặng một con rô-bốt đò chơi rất tuyệt.

Con rô-bốt này trông ngộ nghĩnh như một chú bé tí hon. Chú chỉ cao chừng hai gang tay em, được làm bằng một loại nhựa cứng và nhẹ màu xanh dương bóng loáng.

Cái đầu to như cái hộp vuông được đặt lên thân, trông không thấy cổ khiến chú trông bướng bỉnh lạ! Trên đầu có hai sợi ăng-ten mọc rẽ ra hai bên như hình chữ C, hai tai to như hai nửa quả cam gắn úp vào hai bên đầu bằng hai con ốc vít tròn rất to. Thân chú cũng như cái hộp hình chữ nhật dựng đứng, có những đường vẽ trang trí nổi cộm lên trông như chú mặc chiếc áo giáp sắt. Sau lưng có một ngăn trũng nhỏ đựng vừa hai viên pin, sát gần cúi núm công tắc nhựa màu đen. Hai bàn tay và hai chân cũng do những cái hộp vuông nhỏ nối vào nhau và gắn vào thân bởi những con ốc vít to. Nhờ vậy, tay chân chú có thể xoay về các hướng dễ dàng.

Em bật núm công tắc lên, lập tức chú rô-bốt hoạt động ngay. Từ trong bụng chú, những tiếng rè rè phát ra cùng lúc hai chân chú bắt đầu bước đi. Chân bước từng bước oai vệ, tay chú cũng vung vẩy theo nhịp bước. Buồn cười nhất là cái đầu cứ quay nhìn bên phải, rồi lại quay sang bên trái như tìm kiếm truy bắt kẻ địch. Đang đi, đụng phải chân bàn hay góc tủ, chú tự động tránh sang hướng khác. Tiếng rè rè và bước chân của chú khiến lũ gián trong góc nhà hốt hoảng chạy trốn.

Em rất thích chơi với chú rô-bốt này, em xem chú như là một người bạn nhỏ hiếu động và thông minh.

Bài tham khảo 3: Tả con búp bê

Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi.

Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh.

Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.

Em yêu búp bê nhìu lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.

Tải về

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 4

    Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? Dấu hai chấm trong câu Bạn tôi đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé” có tác dụng gì? Chủ ngữ trong câu “Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu l

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 5

    Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? Thầy giáo cho mấy loại đề kiểm tra? Loại đề thứ mấy là dễ nhất? Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? Chủ ngữ trong câu “Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học” là. Trạng ngữ trong câu “Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra” chỉ gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Nối các kiểu trạng ngữ với ví dụ tương ứng. Phân loại những hoạt động sau thành hai nhóm. Em hãy viết một bài văn tả về một

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 6

    Trong thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì? Xin Thiên thần Tình Thương điều gì? Còn ở Thiên thần Ước Mơ, bạn ấy cầu xin điều gì? Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao? Có bao nhiêu Thiên thần được nhắc đến trong bức thư? Em hiểu “hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh” nghĩa là gì? Em hiểu thành ngữ “màn trời chiếu đất” được nhắc đến trong bài nghĩa là gì? Tất cả những điều bạn nhỏ cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì? Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng. Tìm d

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 7

    Cậu bé và nhiều trẻ em khác chờ trong công viên để làm gì? Điều gì xảy ra khiến cậu bé buồn bã, ngượng ngập? Bà cậu bé đã an ủi cậu bằng cách nào? Theo em, tàn nhang là gì? Câu trả lời cuối cùng của cậu bé muốn nói lên điều gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Đặt câu cảm cho các tình huống sau. Sắp xếp các từ ghép dưới đây vào ô phù hợp. Em hãy viết một bài văn tả quang cảnh trường em vào buổi sáng.

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 8

    Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”? Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy? Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc”, bộ phận nào là chủ ngữ? Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi” có mấy tính từ? Câu nào dưới đây là câu

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close