Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 10

Tải về

Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào? Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi? Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc? Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện? Người thắng cuộc được thưởng gì? Câu chuyện giới thiệu cho em biết điều gì? Trong câu “Con tượng vàng béo múp” có mấy tính từ? Tìm những từ láy có trong đoạn văn. Phân loại các từ láy tìm được theo hai nhóm từ láy đã học. Nối câu ở cột bên phải với kiểu câu ở cột bên trái. Em

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần I. Trắc nghiệm

Đọc:

Đánh tam cúc

          Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,… tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát,… chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào…

          Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết…và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa…

          Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp… Con chui sấp, con lật ngửa… Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng…Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng” cười phá lên vì tướng bà bị … té re… làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.

          Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ.

          Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhang, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm… làm chị xao xuyến một điều gì…

          Tết qua đi. Ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bọn trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết có chị tôi bên cạnh.

          Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói: Nào…

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào?

A. Vào ngày ba mươi Tết

B. Vào sáng mùng một Tết

C. Vào tối mùng một Tết

D. Vào ngày mùng hai tết

Câu 2: Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi?

A. Vì lúc đó là thời gian dành để chơi

B. Vì lúc đó mọi công việc bề bộn của ngày Tết đã xong

C. Vì lúc đó họ mới có tiền mừng tuổi

D. Vì lúc đó cả gia đình mới đông đủ

Câu 3: Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc?

A. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng ông – con pháo

B. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con pháo – con xe

C. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng ông – con tướng bà

D. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng bà – con pháo

Câu 4: Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện?

A. Gọi một – gọi đôi – tứ tử trình làng – ăn kết

B. Gọi đôi – gọi ba – ăn kết – kết ba

C. Gọi ba – tứ tử trình làng – kết ba

D. Gọi một – gọi đôi – kết ba

Câu 5: Người thắng cuộc được thưởng gì?

A. Tiền bạc

B. Búng tai người khác

C. Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô,…

D. Có quyền chỉ định người khác làm một việc cho mình

Câu 6: Câu chuyện giới thiệu cho em biết điều gì?

A. Trò chơi đánh tam cúc

B. Trò chơi dân gian đánh tam cúc ở nông thôn Việt Nam

C. Những ngày Tết của gia đình tác giả

D. Những kỉ niệm thưở ấu thơ về trò chơi đánh tam cúc của tác giả

Câu 7: Trong câu “Con tượng vàng béo múp” có mấy tính từ?

A. Một tính từ

B. Hai tính từ

C. Ba tính từ

D. Bốn tính từ

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nghe – viết:

Nói ngược

Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng

Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Thóc giống cắn chuột trong bồ,

Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.

Chim chích cắn cổ diều hâu,

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

Vè dân gian

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn

b. Phân loại các từ láy tìm được theo hai nhóm từ láy đã học

- Láy bộ phận

- Láy toàn bộ

Câu 3: Nối câu ở cột bên phải với kiểu câu ở cột bên trái:


Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả vườn rau nhà em.

-------- Hết --------

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào?

A. Vào ngày ba mươi Tết

B. Vào sáng mùng một Tết

C. Vào tối mùng một Tết

D. Vào ngày mùng hai tết

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn đầu để chọn đáp án đúng:

“Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,… tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát,… chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói: Nào…”

Cách giải:

Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào tối mùng một Tết.

Chọn C.

Câu 2: Tại sao họ lại chọn vào thời gian đó để chơi?

A. Vì lúc đó là thời gian dành để chơi

B. Vì lúc đó mọi công việc bề bộn của ngày Tết đã xong

C. Vì lúc đó họ mới có tiền mừng tuổi

D. Vì lúc đó cả gia đình mới đông đủ

Phương pháp:

Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng.

Cách giải:

Họ chọn thời gian đó để chơi vì lúc đó mọi công việc bề bộn của ngày Tết đã xong

Chọn B.

Câu 3: Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc?

A. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng ông – con pháo

B. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con pháo – con xe

C. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng ông – con tướng bà

D. Con tượng vàng – con mã điều – con tốt đỏ - con tướng bà – con pháo

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn sau để chọn đáp án đúng:

“Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp…”

Cách giải:

Những quân bài được kể đến trong cỗ bài tam cúc là: con tượng vàng, con mã điều, con tốt đỏ, con pháo, con xe

Chọn B.

Câu 4: Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện?

A. Gọi một – gọi đôi – tứ tử trình làng – ăn kết

B. Gọi đôi – gọi ba – ăn kết – kết ba

C. Gọi ba – tứ tử trình làng – kết ba

D. Gọi một – gọi đôi – kết ba

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn sau để chọn đáp án đúng:

“Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng…Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng” cười phá lên vì tướng bà bị … té re… làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.”

Cách giải:

Những cách đánh được kể đến trong câu chuyện là: gọi một, gọi đôi, tứ tử trình làng, ăn kết

Chọn A.

Câu 5: Người thắng cuộc được thưởng gì?

A. Tiền bạc

B. Búng tai người khác

C. Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô,…

D. Có quyền chỉ định người khác làm một việc cho mình

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn sau để chọn đáp án đúng:

“Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ.”

Lời giải chi tiết:

Người thắng cuộc được thưởng tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô,…

Chọn C.

Câu 6: Câu chuyện giới thiệu cho em biết điều gì?

A. Trò chơi đánh tam cúc

B. Trò chơi dân gian đánh tam cúc ở nông thôn Việt Nam

C. Những ngày Tết của gia đình tác giả

D. Những kỉ niệm thưở ấu thơ về trò chơi đánh tam cúc của tác giả

Phương pháp:

Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng.

Cách giải:

Câu chuyện giới thiệu về những kỉ niệm thuở ấu thơ về trò chơi đánh tam cúc của tác giả

Chọn D.

Câu 7: Trong câu “Con tượng vàng béo múp” có mấy tính từ?

A. Một tính từ

B. Hai tính từ

C. Ba tính từ

D. Bốn tính từ

Phương pháp:

Em đọc kĩ câu văn và tìm các tính từ có trong đó.

Cách giải:

Các tính từ trong câu là: vàng, béo múp

Chọn B.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Nghe – viết:

Nói ngược

Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng

Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà, nậm rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Thóc giống cắn chuột trong bồ,

Một trăm lá mạ đổ vồ con trâu.

Chim chích cắn cổ diều hâu,

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

Vè dân gian

Phương pháp:

Em viết đoạn thơ vào vở, giấy kiểm tra

Cách giải:

Em chủ động hoàn thành bài chính tả.

Chú ý:

- Viết đúng chính tả

- Trình bày sạch đẹp

Câu 2: Cho đoạn văn sau:

Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn

b. Phân loại các từ láy tìm được theo hai nhóm từ láy đã học

- Láy bộ phận

- Láy toàn bộ

Phương pháp:

a. Em đọc kĩ đoạn văn và xác định từ láy có trong đoạn văn đó

b. Em phân chia các từ láy đó cho phù hợp

Cách giải:

a. Các từ láy có trong bài là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao

b.

- Láy bộ phận: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao

- Láy toàn bộ: dần dần

Câu 3: Nối câu ở cột bên phải với kiểu câu ở cột bên trái:

Phương pháp:

Em đọc kĩ các câu văn và nối vào kiểu câu phù hợp.

Cách giải:


Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả vườn rau nhà em.

Phương pháp:

Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.

Mở bài: Giới thiệu về vườn rau định tả

- Vườn rau do ai trồng?

- Ở đâu?

Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Vị trí

- Diện tích khu vườn

b. Tả chi tiết:

- Đường vào khu vườn

- Cách sắp xếp, phân chia các luống rau

- Đặc điểm nổi bật của mỗi loại rau

- Sự chăm sóc vườn rau của con người

Kết bài: Cảm nghĩ của em về vườn rau

Cách giải:

Bài tham khảo 1:

… Đằng sau nhà có một vườn cải. Đấy là một khoảnh đất giáp bờ ao, được rào kín để đề phòng sự tàn phá của bọn gà vịt nghịch ngợm. Lối ra vào là một cửa nhỏ chỉ đủ một người đi vào tưới nước.

Bốn luống cải chạy đều một hàng. Màu xanh tươi tắn, trải lên màu đất vàng sẫm. Có luống mới vừa bén chân mới trổ được đôi ba tàu lá bé. Những mảnh lá xanh rờn có khía răng cưa xung quanh, khum xuống sát đất. Cải này trồng để ăn vào dịp Tết Nguyên đán. Cũng có luống, những tàu lá cải đã vổng lên cao. Khía lá rách mạnh vào chiều sâu. Ở giữa chòm lá loè xoè vươn lên một cái thân dài mụ mẫm và phấn tráng. Đầu thân lơ thơ có những chùm hoa nhỏ, những chùm hoa của những đoá hoa nhỏ xíu này, nở ra những cánh vàng li ti. Đó là những luống cải để làm dưa. Chúng đã già rồi. Nhưng vườn chỉ đẹp khi những cây cái già nở hoa vàng. Có không biết bao nhiêu là bướm trắng từ xứ mô tê nào rủ nhau đến chơi ở vườn cải. Chúng họp thành đoàn, bay rập rờn trên từng cành lá. Chỉ bay thôi mà không đậu. Những cánh trăng trắng phấp phới trên nền cái xanh lốm dốm điểm hoa vàng. Lại thêm có mưa xuân về sớm. Mưa không ra mưa. mà là trời đổ bụi mưa xuống. Trước gió hiu hiu. những bụi trắng bay loăng quăng vẩn vơ.

Bài tham khảo 2:

Phía sau nhà tôi là một vườn rau nhỏ nhắn, xanh tươi. Nhờ vào bàn tay cần cù chăm bón của má tôi mà vườn rau này xanh tốt quanh năm, mùa nào thức ấy.

Đó là một khoảnh đất mỗi bề dài chừng năm thước rào kín bốn phía chỉ chừa cửa để đi lại. Xung quanh là hàng rào tre cắm xiên hình mắt cáo. Trên đó, dây lá mồng tơi bò phủ lên xanh mướt. Cuối vườn, mặt giáp ao cũng có cửa tre thông với cầu ao. Vườn phân thành bốn ô với nhiều luống nhỏ ngang dọc. Giữa các ô là lối đi lại.

Trong vườn lúc này, các thứ rau quả đều đang độ non tươi. Từ ngoài vào là những luống cải ngọt vươn cao lá xanh tròn loăn xoăn, bẹ to trắng nõn. Bên cạnh đó là cải bắp lá dầy dặn cồm cộm đường gân ôm chặt lấy nhau, cuộn tròn nhau lại như quả banh nhỏ ngày một lớn ra. Các quả banh ấy mọc đều tăm tắp trông mới thú vị làm sao! Qua các luống cải là đến các luống hành. Từng cọng hành to như chiếc đũa, mơn mởn một màu xanh, tua tủa đâm thẳng lên trời.

Trong cùng, má em trồng các thứ rau quả làm gia vị: đâu chừng năm bảy bụi gừng, cây lá xanh um, ba bốn cây ớt trái sai chín đỏ nặng trĩu trịt đầy cành. Rồi cả ngò gai, rau quế, rau tần, cần tàu, cần nước mỗi thứ đều có một dáng vẻ riêng nhưng thứ nào cũng tươi tốt xanh non.

Bài tham khảo 3:

Ngày nào cũng vậy, đi học về là em chạy ngay ra vườn rau của bà phía sau nhà. Đó là nơi mà em yêu thích nhất trong căn nhà nhỏ của mình.

Vườn rau không lớn, chỉ khoảng 10m vuông, được bà rào quanh bằng gậy tre, tranh lũ gà, vịt hay chú Lích nhà em chạy vào quậy phá. Luống rau được phân thành nhiều vồng nhỏ song song với chiều rộng của luống. Cứ năm vồng lại cách một rãnh nhỏ rộng chừng một gang tay em, dùng làm lối đi lại trong luống để chăm sóc hoặc thu hoạch rau. Trong từng vồng, cải đã lên cao chừng hai mươi xen-ti-mét. Những cây cải xanh non, tươi roi rói dưới lớp sương mỏng ban sáng. Những ngọn lá phía dưới cùng to bản, hình bầu dục như những chiếc dép xanh xếp xòe tròn quanh gốc, là là trên mặt đất. Lớp lá phía trên là lá non, ngắn và nhỏ hơn, úp vào nhau như còn ngại ngùng nắng gió. Ở một số cây cải, hoa nở vàng rộ, năm cánh xòe rộng, rung rinh trước gió trông thật là đẹp.

Mỗi buổi sáng thức dậy, em sẽ cùng bà xách một xô nước ra sau vườn để tưới cho từng luống rau. Ngọn lá rau lay động như muốn cảm ơn em và bà vậy.

Cũng nhờ khu vườn nhỏ này mà cả gia đình luôn sẵn đĩa rau xanh mướt trên bàn cơm. Đó là thành quả chăm sóc của em và bà. Em rất yêu khu vườn nhỏ xanh mướt, đầy sức sống của nhà mình.

Tải về
  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 9

    Tác giả đi bắt bướm ở đâu? Tác giả so sánh đàn bướm trắng giống như gì? Nội dung của bài đọc này là. Có thể thay từ “mặt nguyệt” trong câu: “Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng.” Bằng từ nào sau đây? Trong câu văn: “Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn”. Một trong những tính từ ở câu trên là từ. Trong bài câu văn có nhiều từ láy là. Cho câu văn sau: “Chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm”. Câ

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 8

    Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh? Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa? Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”? Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy? Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc”, bộ phận nào là chủ ngữ? Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi” có mấy tính từ? Câu nào dưới đây là câu

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 7

    Cậu bé và nhiều trẻ em khác chờ trong công viên để làm gì? Điều gì xảy ra khiến cậu bé buồn bã, ngượng ngập? Bà cậu bé đã an ủi cậu bằng cách nào? Theo em, tàn nhang là gì? Câu trả lời cuối cùng của cậu bé muốn nói lên điều gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Đặt câu cảm cho các tình huống sau. Sắp xếp các từ ghép dưới đây vào ô phù hợp. Em hãy viết một bài văn tả quang cảnh trường em vào buổi sáng.

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 6

    Trong thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì? Xin Thiên thần Tình Thương điều gì? Còn ở Thiên thần Ước Mơ, bạn ấy cầu xin điều gì? Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao? Có bao nhiêu Thiên thần được nhắc đến trong bức thư? Em hiểu “hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh” nghĩa là gì? Em hiểu thành ngữ “màn trời chiếu đất” được nhắc đến trong bài nghĩa là gì? Tất cả những điều bạn nhỏ cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì? Em hãy sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng. Tìm d

  • Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 5

    Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? Thầy giáo cho mấy loại đề kiểm tra? Loại đề thứ mấy là dễ nhất? Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? Chủ ngữ trong câu “Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học” là. Trạng ngữ trong câu “Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra” chỉ gì? Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Nối các kiểu trạng ngữ với ví dụ tương ứng. Phân loại những hoạt động sau thành hai nhóm. Em hãy viết một bài văn tả về một

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close