Bài 9. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạoEm hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền, nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 69 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền, nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. Phương pháp giải: Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quyền sở hữu tài sản là quyền hợp pháp của mỗi công dân. Sở hữu tài sản bao gồm quyền sử dụng, định đoạt, chiếm hữu tài sản. Đồng thời, công dân cũng có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.Việc tuân thủ pháp luật về sở hữu tài sản góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng. Khám phá 1 Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 69 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: - Cho biết hành vi của anh H và anh B trong các trường hợp 1, 2 vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền sở hữu và giải thích. - Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong trường hợp 1, yêu cầu của anh H là không có cơ sở pháp lý và là hành vi xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp của chị K. Chị K hoàn toàn có quyền từ chối yêu cầu này. Vì: mảnh đất là tài sản của chị K trước hôn nhân nên chị K có toàn quyền sở hữu, anh H không có quyền yêu cầu đứng tên. Hậu quả: Mất hòa thuận trong quan hệ vợ chồng, gây tốn kém thời gian, tiền bạc cho việc giải quyết tranh chấp, rạn nứt các mối quan hệ gia đình, bạn bè Trong trường hợp 2, hành vi của anh B là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và xâm phạm quyền sở hữu của anh C. Vì: anh B đã không trả lại cho anh C ô tô khi hợp đồng hết hạn mà lại đem cầm cố, tránh điện thoại của anh C. Hậu quả: Anh C có quyền yêu cầu anh B bồi thường các thiệt hại phát sinh do việc anh B không trả xe, anh C có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh B về tội chiếm đoạt tài sản. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 72 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: - Cho biết hành vi của anh B, ông Q trong các trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác và giải thích. - Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Trong trường hợp 1, hành vi của anh B là một ví dụ điển hình cho việc vi phạm pháp luật về quyền sử dụng tài sản ở đây là khu vực đất công cộng gây mất trật tự an ninh. Anh B, chủ các quán ăn trong khu vực vẫn ngang nhiên lấn chiếm làm nơi kinh doanh và anh B còn lấn chiếm lòng đường làm nơi để xe, gây cản trở giao thông. Hậu quả: Anh B có thể bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm đất công. Các cơ quan chức năng có quyền yêu cầu anh B tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên đất công. Trong trường hợp 2, hành vi của ông Q vi phạm quy định về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Cụ thể ông Q đã không không đồng ý hỗ trợ làm thủ tục tiếp theo với ngân hàng để anh T được nhận lại tiền. Hậu quả: Ông Q có thể bị buộc phải bồi thường cho anh T số tiền đã nhận nhầm, kèm theo lãi suất. Trong trường hợp số tiền chuyển nhầm có giá trị lớn và có dấu hiệu chiếm đoạt, ông Q có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 74 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em đồng tình với nhận định nào sau đây về quyền sở hữu của công dân? a. Quyền sở hữu là một quyền tài sản của công dân. b. Công dân có quyền sở hữu đối với các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thuộc phạm vi thửa đất do mình đứng tên. c. Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản. d. Các phát minh, các để tài khoa học, các sáng kiến cải tiến khoa học kĩ thuật không phải là tài sản nên mọi người đều có thể sử dụng chung miễn phí. e.Trong trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của công dân. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Em đồng ý với nhận định: a. Quyền sở hữu là một quyền tài sản của công dân: Đúng, quyền sở hữu là một loại quyền tài sản, cho phép cá nhân có quyền kiểm soát, sử dụng và định đoạt tài sản của mình. c. Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản: Đúng, đây là định nghĩa đầy đủ về quyền sở hữu. Chủ sở hữu là người có quyền trực tiếp nắm giữ, sử dụng và quyết định việc chuyển giao tài sản của mình. e. Trong trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước có thể trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của công dân: Đúng, đây là một quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo lợi ích chung của quốc gia. Tuy nhiên, việc trưng mua hoặc trưng dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và Nhà nước phải bồi thường đầy đủ cho người bị ảnh hưởng. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 74 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy đánh giá hành vi của chủ thể sau: a. Anh H làm nghề tài xế taxi. Trong một lần sau khi trả khách, anh phát hiện trên ghế sau có chiếc túi bị bỏ quên, anh liền liên hệ và xác minh các thông tin để trao trả. b. Anh P mượn xe máy của anh T đi chơi, không may bị xe khác đâm làm vỡ gương chiếu hậu. Anh P không sửa mà trả lại xe máy cho anh T trong tình trạng hư hỏng. c.Trong quá trình đào ao, gia đình chị B phát hiện một chiếc bình cổ không rõ nguồn gốc, niên đại. Chị đã nộp lại chiếc bình này cho chính quyền địa phương. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Hành vi của anh H là rất đáng khen ngợi. Anh đã thể hiện tính trung thực và trách nhiệm cao khi tìm cách trả lại chiếc túi bị mất cho người chủ sở hữu. Hành động của anh không chỉ giúp người mất tìm lại tài sản mà còn góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về lòng trung thực. b. Hành vi của anh P là không đúng. Khi mượn tài sản của người khác, người mượn có trách nhiệm bảo quản tài sản đó. Việc anh P làm vỡ gương chiếu hậu của xe máy và không sửa chữa trước khi trả lại là vi phạm nghĩa vụ bảo quản tài sản của người khác. c. Hành vi của chị B là rất đáng biểu dương. Việc chị nộp chiếc bình cổ tìm thấy cho chính quyền địa phương thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân, tôn trọng di sản văn hóa và pháp luật. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 74 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Chủ thể trong trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện sai quyền của mình? Vì sao? Là hàng xóm láng giềng thân thiết của nhau, ông A đã cho bà B vay 2 lượng vàng để bà bán đi lấy tiền hỗ trợ con trai xây dựng nhà mới. Thời hạn vay là 6 tháng (có giấy viết tay của bà B), con trai của bà B cũng biết mẹ mình vay 2 lượng vàng của ông A là để hỗ trợ cho mình. Ba tháng sau, trong một tai nạn giao thông, bà B đột ngột qua đời. Đến thời hạn trả nợ, ông A đã yêu cầu con trai bà B trả lại cho mình 2 lượng vàng đó. Nhưng con trai bà B không trả vì việc vay vàng là do mẹ anh vay chứ anh không vay. Mẹ anh đã mất nên anh không có nghĩa vụ phải trả nợ thay. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ông A đã thực hiện đúng quyền của mình khi yêu cầu con trai bà B trả lại số vàng mà bà B đã vay. Vì giữa ông A và bà B đã có sự thỏa thuận vay mượn rõ ràng, có giấy viết tay làm bằng chứng. Con trai bà B có hành động không đúng và và có thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý. Vì con trai bà B biết rõ việc mẹ mình vay tiền của ông A và mục đích sử dụng số tiền đó. Điều này cho thấy anh ta hoàn toàn nắm rõ về khoản nợ này. Khi bà B qua đời, tài sản của bà sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Trong đó, khoản nợ 2 lượng vàng là một phần của tài sản mà bà B để lại. Con trai bà B là người thừa kế hợp pháp, do đó anh ta có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của bà B. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 75 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Ông G cho vợ chồng chị P thuê một căn nhà để ở. Trong hợp đồng thuê, hai bên đã thoả thuận rằng vợ chồng chị P không được tự ý sửa chữa, thay đổi cấu trúc của căn nhà. Sau đó hai tháng, vợ chồng chị P đã tự ý cải tạo, sửa chữa, làm thay đổi cấu trúc căn nhà để phục vụ nhu cầu sử dụng mà không thông báo, xin ý kiến ông G. - Ông G và vợ chồng chị P có quyền và nghĩa vụ gì về tài sản và tôn trọng tài sản của người khác? - Vợ chồng chị P có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho ông G không? Vì sao? Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quyền và nghĩa vụ của ông G: Quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt căn nhà. Quyền quyết định các sửa chữa, cải tạo đối với ngôi nhà. Nghĩa vụ: Đảm bảo căn nhà cho thuê trong tình trạng phù hợp với mục đích thuê. Thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng thuê. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng chị P: Quyền sử dụng căn nhà theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ: Bảo quản tài sản thuê. Không được tự ý thay đổi cấu trúc hoặc sửa chữa căn nhà mà không có sự đồng ý của chủ nhà. Vợ chồng chị P có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho ông G vì: Vi phạm hợp đồng: Hành vi tự ý sửa chữa, cải tạo của vợ chồng chị P đã vi phạm rõ ràng điều khoản trong hợp đồng thuê. Gây thiệt hại: Việc sửa chữa không được sự đồng ý có thể gây ra những hư hỏng, thay đổi cấu trúc không mong muốn, làm giảm giá trị của ngôi nhà hoặc ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà. Thiếu tôn trọng tài sản của người khác: Hành vi của vợ chồng chị P thể hiện sự không tôn trọng quyền sở hữu và quyền quyết định của chủ nhà đối với tài sản của mình. Luyện tập 5 Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 75 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy nhận xét hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau và cho biết nếu là chủ thể đó, em sẽ làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. a. Anh D là nhân viên khách sạn. Trong một lần khi đang dọn phòng, anh phát hiện khách có để quên một chiếc đồng hồ. Anh đã không báo lại với quản lí mà đem giấu đi. Sau đó, anh D mang chiếc đồng hồ đến một tiệm cầm đồ để bán lấy tiền. b. Chị S vay của anh N số tiền 500 triệu đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh. Một thời gian sau, kinh doanh không thành, bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ nên chị S đã bỏ trốn. Anh N đã đến nhà của bố mẹ chị S để đòi nợ. Anh đã đập phá đồ đạc và uy hiếp tinh thần bố mẹ chị S nếu không chịu trả nợ thay cho con gái Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Hành vi của anh D là vi phạm nghiêm trọng quy tắc đạo đức nghề nghiệp và pháp luật, vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Anh đã lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt tài sản của khách hàng, hành vi này có dấu hiệu của tội trộm cắp. Nếu là anh D em sẽ báo cáo ngay với quản lý khách sạn về việc tìm thấy chiếc đồng hồ bị mất. Sau đó, sẽ cùng quản lý tiến hành các thủ tục để liên lạc với khách hàng và trả lại chiếc đồng hồ. b. Hành vi của anh N là hoàn toàn sai trái và vi phạm pháp luật. Việc đập phá đồ đạc và uy hiếp tinh thần người khác là hành vi côn đồ, xâm phạm đến tài sản và nhân phẩm của người khác. Nếu là anh N em sẽ: Tiếp xúc trực tiếp: Em sẽ liên lạc trực tiếp với chị S để nhắc nhở về khoản nợ và tìm cách thỏa thuận về thời gian trả nợ. Yêu cầu sự giúp đỡ của pháp luật: Nếu chị S vẫn cố tình không trả nợ, em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Luyện tập 6 Trả lời câu hỏi Luyện tập 6 trang 75 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau để bảo vệ quyền sở hữu và tôn trọng tài sản của người khác? a. Khi em phát hiện bạn em có hành vi trộm cắp tài sản của người khác. b. Một người bạn mượn xe đạp điện của chị em nhưng sau đó đi cầm cố để lấy tiền tiêu. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Khi em phát hiện bạn em có hành vi trộm cắp tài sản của người khác: Nói chuyện thẳng thắn, giải thích cho bạn hiểu rằng hành vi trộm cắp là sai trái và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Báo với người lớn: Nếu bạn của em không chịu nghe lời khuyên, em nên báo với thầy cô, bố mẹ hoặc người lớn mà em tin tưởng để được giúp đỡ. Bảo vệ nạn nhân: Nếu biết ai đó là nạn nhân của vụ trộm cắp, em nên thông báo cho người đó để họ có thể trình báo với cơ quan chức năng. b. Một người bạn mượn xe đạp điện của chị em nhưng sau đó đi cầm cố để lấy tiền tiêu: Thông báo cho gia đình: Em nên báo ngay cho bố mẹ hoặc người thân trong gia đình biết về việc này Liên hệ với người bạn: Cùng với gia đình, em nên liên hệ với người bạn để yêu cầu họ trả lại xe đạp điện. Nếu người bạn không hợp tác, có thể cần đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng. Bảo quản bằng chứng: Giữ lại tất cả các bằng chứng liên quan như hóa đơn mua xe, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu,... để làm cơ sở khi cần thiết. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 75 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy sưu tầm một câu chuyện về việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, sau đó, chia sẻ cho bạn bè cùng lớp. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Tham khảo: Hôm đó, trên đường đi học về, Nam tình cờ nhặt được một chiếc ví. Mở ra, Nam thấy bên trong có rất nhiều tiền, giấy tờ tùy thân và một tấm hình gia đình rất ấm áp. Cậu bé cảm thấy rất lo lắng cho người mất. Dù rất muốn giữ số tiền đó, nhưng Nam nhớ lại lời mẹ thường dạy: "Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm rất tốt". Nghĩ vậy, Nam quyết định sẽ tìm mọi cách để trả lại chiếc ví cho chủ nhân. Cậu đến báo với cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô giúp đỡ. Nhờ có sự giúp đỡ của cô giáo và nhà trường, không lâu sau, chủ nhân của chiếc ví đã được tìm thấy. Đó là một bác sĩ, bác rất vui mừng khi nhận lại được chiếc ví và cảm ơn Nam rất nhiều. Bác còn tặng cho Nam một món quà nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn.
|