Bài 7. Quản lí thu, chi trong gia đình - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạoEm hãy chia sẻ ý nghĩa của việc quản lý thu, chi trong gia đình qua câu tục ngữ sau
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 53 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy chia sẻ ý nghĩa của việc quản lý thu, chi trong gia đình qua câu tục ngữ sau: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” Phương pháp giải: Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: “Khéo ăn thì no”: Điều này tương đương với việc chúng ta cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho các khoản ăn uống hàng ngày. Thay vì mua sắm quá nhiều đồ ăn vặt, chúng ta nên tập trung vào các bữa ăn chính, tận dụng nguyên liệu có sẵn để nấu ăn tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. “Khéo co thì ấm”: Chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu chi tiết, phân chia rõ ràng các khoản thu nhập và chi tiêu, ưu tiên các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền nhà, tiền điện, nước, học phí... Tránh mua sắm những đồ vật không cần thiết, hạn chế tiêu dùng quá mức. Câu tục ngữ "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" chứa đựng những bài học sâu sắc về quản lý tài chính gia đình. Bằng việc áp dụng những nguyên tắc này vào cuộc sống, chúng ta có thể xây dựng một cuộc sống ổn định, hạnh phúc và thịnh vượng. Khám phá 1 Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 53 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: - Cho biết thế nào là quản lý thu, chi trong gia đình và nêu ví dụ minh họa. - Nêu vai trò của quản lí thu, chi đối với gia đình và các thành viên. Nêu ví dụ minh họa. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Quản lí thu, chi là hoạt động tài chính mà một cá nhân hoặc đơn vị gia đình thực hiện thông qua việc tạo ra thu nhập, tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu các nguồn tiền theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính khác nhau cũng như các sự kiện trong tương lai. Ví dụ: Kế hoạch chi tiêu dành cho việc ăn uống trong gia đình Vai trò của quản lý thu, chi đối trong gia đình: Đối với gia đình: kiểm soát và cân đối được thu, chi; chủ động và ứng phó với những tình huống trong tương lai; nâng cao chất lượng cuộc sống. Ví dụ: Cả gia đình cùng ngồi lại để thống kê tổng thu nhập hàng tháng từ tất cả các nguồn (lương, tiền thưởng, tiền cho thuê nhà...). Đối với các thành viên trong gia đình: chủ động thực hiện kế hoạch thu, chi. Ví dụ: Bố mẹ: Là người quản lý ngân sách chính của gia đình, lên kế hoạch chi tiêu, theo dõi thu chi và giải quyết các vấn đề phát sinh. Con cái: Tham gia vào việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân, học cách tiết kiệm và quản lý tiền tiêu vặt. Khám phá 2a Trả lời câu hỏi Khám phá 2a trang 54 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: - Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình và lấy ví dụ về một số thói quen chi tiêu tốt và chưa tốt. - Nhận xét việc phân chia thu, chi trong trường hợp. Từ đó, đề xuất những phương pháp quản lý thu, chi trong gia đình Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Các khoản chi tiêu thường gặp trong gia đình:Chi phí cố định: Nhà ở; Dịch vụ; Giao thông; Học tập; Vay nợ Chi phí sinh hoạt: Thực phẩm; Vệ sinh cá nhân; Quần áo; Giải trí Chi phí khác: Sức khỏe; Quà tặng; Các khoản chi tiêu phát sinh Thói quen chi tiêu tốt:Lập kế hoạch ngân sách Theo dõi chi tiêu Tiết kiệm So sánh giá cả. Mua sắm thông minh Tự nấu ăn tại nhà Sử dụng các chương trình khuyến mãi Thói quen chi tiêu chưa tốt:Chi tiêu vượt quá khả năng Không có kế hoạch chi tiêu Sử dụng thẻ tín dụng quá mức Mua sắm đồ ăn vặt quá nhiều Không tiết kiệm Nhận xét: Gia đình ông T có một cách tiếp cận khá khoa học và hợp lý trong việc phân chia thu chi. Việc chia tỷ lệ cụ thể như vậy giúp gia đình cân đối giữa các nhu cầu thiết yếu, mục tiêu tài chính dài hạn và các nhu cầu cá nhân. Đề xuất các phương pháp quản lý thu chi trong gia đình: Lập ngân sách chi tiết Theo dõi chi tiêu Tạo quỹ dự phòng Đầu tư dài hạn Giáo dục tài chính cho con cái Khám phá 2b Trả lời câu hỏi Khám phá 2b trang 55 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: - Cho biết mục tiêu tài chính nhằm đảm bảo các hoạt động gì. - Diễn giải các mục tiêu tài chính trong gia đình và nêu ví dụ minh họa. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Mục tiêu tài chính nhằm đảm bảo các hoạt động như: tiết kiệm, đầu tư, khoản nợ, phòng ngừa rủi ro là điều cần thiết. Các mục tiêu tài chính trong gia đình: Mục tiêu tài chính ngắn hạn là cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện dưới ba tháng. Ví dụ: Tiết kiệm thay đổi đồ gia dụng trong nhà Mục tiêu tài chính trung hạn là cận đối thu, chi trong gia đình hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ ba đến sáu tháng. Ví dụ: Đi du lịch: Tiết kiệm để có một chuyến đi ngắn ngày trong nước. Mục tiêu tài chính dài hạn nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ sáu tháng trở lên, bao gồm kế hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn. Ví dụ: Tiết kiệm mua ô tô Khám phá 3 Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 56 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: - Cho biết để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình, cần tiến hành những bước nào. - Cho biết các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình bao gồm những nội dung gì. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Các bước để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình: Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình Bước 2: Liệt kê các nguồn thu trong gia đình Bước 3: Trao đổi giữa các thành viên về các khoản chi Bước 4: Thống nhất giữa các thành viên tỉ lệ phân chia các khoản chi Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch Nội dung của các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình: Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính trong gia đình + Giúp gia đình thiết lập mục tiêu tài chính cụ thể cho tương lai + Liệt kê tất cả các mục tiêu tài chính của gia đình, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, phân thành mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bước 2: Liệt kê các nguồn thu trong gia đình + Giúp gia đình nắm rõ tình hình tài chính gia đình để làm cơ sở phân chia tỉ lệ chi tiêu và mục tiêu tài chính + Thống kê các khoản thu nhập của gia đình: Thu nhập chủ động là tiền lương. Thu nhập thụ động là tiền lãi tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, tiền cổ tức,... Bước 3: Trao đổi giữa các thành viên về các khoản chi + Giúp mọi người hiểu được nhu cầu thiết yếu, không thiết yếu của gia đình và các thành viên + Liệt kê và ưu tiên các khoản chỉ tiêu thiết yếu là khoản chi tiêu thường xuyên cho nhu cầu sống của gia đình như: ăn uống, điện, nước, đi lại, học phí,... + Điều chỉnh và cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu là khoản chi cho các sản phẩm mong muốn khi có đủ thu nhập như: sản phẩm xa xỉ, giải trí,... Bước 4: Thống nhất giữa các thành viên tỉ lệ phân chia các khoản chi + Giúp gia đình kiểm soát được các khoản chi mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đã đề ra + Tỉ lệ bao nhiêu cho chỉ tiêu thiết yếu, bao nhiêu cho không thiết yếu và các mục tiêu tài chính + Tỉ lệ 50% cho thiết yếu, 30% cho mục tiêu tài chính, 20% cho không thiết yếu Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch + Giúp gia đình theo dõi được quá trình thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh hợp lí cho tương lai + Ghi chép chi tiết quá trình thu, chi; đánh giá; điều chỉnh kế hoạch thu, chi trong gia đình Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 59 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy cho biết kế hoạch thu, chi của gia đình em và đánh giá về cách thực hiện kế hoạch thu, chi đó. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ví dụ: Gia đình có kế hoạch tiết kiệm để mua chung cư trong 3 năm tới. Phương pháp thực hiện: Phân bổ thu nhập hàng tháng: Tiết kiệm: 30% Chi phí sinh hoạt: 50% Chi phí khác: 20% Tạo ra các nguồn thu nhập khác Đánh giá: Ưu điểm: xác định được rõ mục tiêu và thời gian thực hiện. có phân bố thu chi phù hợp Nhược điểm: tuy có phân bố thu chi nhưng chưa cụ thể từng khoản Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 59 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy phân tích vai trò của việc quản lý thu, chi trong gia đình và cho ví dụ minh hoạ. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Vai trò của việc quản lý thu, chi trong gia đình: Đảm bảo cuộc sống ổn định: Đáp ứng nhu cầu cơ bản, tránh nợ nần và tạo cảm giác an tâm. Đạt được mục tiêu: Mua nhà, đầu tư, giáo dục con cái, nghỉ hưu... Cải thiện mối quan hệ: Tăng cường sự gắn kết, giảm xung đột. Giáo dục tài chính cho con cái: Hình thành thói quen tiết kiệm và quản lý tiền bạc. Ví dụ: Trước đây, gia đình A thường chi tiêu khá tùy tiện, không có kế hoạch rõ ràng dẫn đến tình trạng cuối tháng thường xuyên thiếu hụt ngân sách. Sau khi tham gia một khóa học về quản lý tài chính gia đình, họ đã quyết định thay đổi: bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu chi tiết cho từng tháng. Nhờ có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, gia đình A không còn lo lắng về vấn đề tiền bạc vào cuối tháng. Sau 3 năm tiết kiệm, gia đình A đã mua được một căn hộ chung cư như mong muốn và có một khoản đầu tư tiết kiệm dài hạn. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 59 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy đánh giá về thói quen chỉ tiêu của chủ thể trong các trường hợp sau: a. Vợ chồng chị H đồng thuận thực hiện kế hoạch quản lý thu, chi bằng sổ theo dõi hằng tháng sau khi bàn bạc trong tháng đầu chung sống. Theo đó, vợ chồng chị sẽ dành 50% tổng thu nhập cho chỉ tiêu thiết yếu, sinh hoạt hằng ngày; 20% dành cho các khoản dự phòng, tiết kiệm, mua nhà,.. và 30% còn lại dành cho các hoạt động giải trí, giao tiếp xã hội,... b. Chị C thích mua hàng trực tuyến, chị mua rất nhiều các sản phẩm vào các ngày giảm giá. Trong dịp lễ, các ứng dụng bán hàng trực tuyến thường đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi. Trong những tháng đó, chị phải đi mượn tiền hoặc ứng trước lương để chi trả cho các đơn hàng trên mạng đã mua. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Thói quen chi tiêu của vợ chồng chị H rất đáng khen ngợi. Họ đã chủ động lập kế hoạch quản lý thu chi ngay từ đầu và có sự thống nhất cao. Việc phân bổ rõ ràng tỷ lệ chi tiêu cho từng mục tiêu cho thấy vợ chồng chị H có ý thức tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. b. Thói quen chi tiêu của chị C cần được điều chỉnh. Việc mua sắm quá nhiều và thường xuyên mua hàng giảm giá có thể dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 60 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy đánh giá mục tiêu tài chính của chủ thể trong các trường hợp sau: a. Khi biết có một căn nhà cũ bán với giá rẻ, anh T liền lên kế hoạch dự trù tài chính, mua lại căn nhà đó để sửa chữa và cho thuê với giá hợp lý. Cách thức này vừa giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập vừa giữ được tài sản hiện có của anh. b. Anh H dành một khoản lớn thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm. Anh chỉ tiêu ở mức tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày với các nhu cầu thiết yếu. Anh quan niệm rằng chỉ có tiết kiệm mới có thể thực hiện được mục tiêu mua nhà, mua xe,... Vì vậy, anh hạn chế giao tiếp, không mở rộng quan hệ xã hội để tránh các khoản chi không cần thiết, không mang lại cho anh lợi ích gì. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a. Mục tiêu tài chính của anh T thể hiện sự tính toán kỹ lưỡng và khả năng nhìn xa trông rộng. Việc mua lại căn nhà cũ để sửa chữa và cho thuê là một quyết định đầu tư thông minh, mang lại nhiều lợi ích b. Mục tiêu tiết kiệm của anh H là đáng khen ngợi, tuy nhiên cách anh thực hiện có một số hạn chế: quá tập trung vào tiết kiệm, thiếu tính cân bằng. Anh H nên cân nhắc điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm để vừa đảm bảo mục tiêu tài chính, vừa có một cuộc sống cân bằng hơn. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 60 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy thực hiện bài viết ngắn đánh giá thói quen chi tiêu của bản thân và rút ra bài học. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Tôi bắt đầu quan tâm đến việc quản lý tài chính cá nhân từ khi nhận ra mình thường xuyên hết tiền trước khi đến cuối tháng. Sau khi theo dõi chi tiêu trong một tháng, tôi nhận thấy mình chi tiêu quá nhiều cho việc ăn uống bên ngoài và mua sắm quần áo. Nguyên nhân chính là do tôi thường bị ảnh hưởng bởi các chương trình khuyến mãi và mua sắm theo cảm xúc. Qua đó, tôi rút ra bài học rằng cần phải lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và kiểm soát cảm xúc khi mua sắm. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng nấu ăn tại nhà nhiều hơn, hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết và tiết kiệm 20% thu nhập hàng tháng. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 60 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST Em hãy thu thập thông tin (khoản thu, khoản chi) để lập kế hoạch thu, chi của gia đình mình. Sau đó, đề xuất các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo mục tiêu tài chính. Phương pháp giải: Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Tham khảo: Thu thập thông tin Khoản thu: Thu nhập chính: Lương của các thành viên trong gia đình, tiền thuê nhà (nếu có), tiền lãi từ các khoản đầu tư. Thu nhập phụ: Tiền thưởng, tiền hoa hồng, tiền bán đồ cũ.. Khoản chi: Chi phí cố định: Tiền nhà, tiền điện, nước, gas, internet, phí bảo hiểm, học phí, các khoản trả góp… Chi phí sinh hoạt: Tiền ăn uống, đi lại, quần áo, các chi phí cá nhân… Chi phí không thường xuyên: Tiền sửa chữa nhà cửa, quà tặng, đi du lịch… Lập kế hoạch chi tiêuXác định mục tiêu tài chính: Bạn muốn tiết kiệm để mua nhà, xe hơi, du lịch hay đầu tư? Phân bổ ngân sách: Chia tổng thu nhập thành các khoản chi tiêu cụ thể (ví dụ: 50% cho chi phí sinh hoạt, 20% cho tiết kiệm, 30% cho các mục tiêu khác). Lập bảng kế hoạch chi tiêu: Ghi rõ từng khoản chi, số tiền dự kiến và số tiền thực tế. Điều chỉnh và theo dõi Đánh giá lại kế hoạch: Sau mỗi tháng, bạn nên đánh giá lại kế hoạch và điều chỉnh nếu cần. Linh hoạt: Cuộc sống luôn có những thay đổi, bạn cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Kiên trì: Việc lập kế hoạch và quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật.
|