Bài 5. Lập kế hoạch kinh doanh - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Em có ý tưởng kinh doanh một sản phẩm, hãy cho biết các bước em làm để thực hiện hoá ý tưởng đó.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 39 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em có ý tưởng kinh doanh một sản phẩm, hãy cho biết các bước em làm để thực hiện hoá ý tưởng đó.

Phương pháp giải:

Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các bước để thực hiện ý tưởng kinh doanh:

Nghiên cứu thị trường

Lập kế hoạch kinh doanh

Phát triển sản phẩm

Tiếp thị và bán hàng

Quản lý và phát triển

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 39 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết lập kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với chủ thể. Nêu ví dụ minh hoạ.

- Cho biết bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung gì. Làm rõ vai trò của từng nội dung và lấy ví dụ minh hoạ.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch kinh doanh giúp xác định mục tiêu, chiến lược thị trường, đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện, từ đó, nâng cao xác suất thành công trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh tốt còn giúp tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Cũng như giúp chủ thể đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh.

Ví dụ:

Trước khi lập kế hoạch: Một công ty sản xuất đồ gia dụng không có kế hoạch sản xuất cụ thể, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu, chậm giao hàng, làm mất lòng khách hàng.

Sau khi lập kế hoạch: Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết, dự báo nhu cầu thị trường, quản lý chặt chẽ kho hàng. Nhờ vậy, quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tăng năng suất lao động.

 

Bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung:

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh: nêu tổng quan về nội dung và mục tiêu của kế hoạch kinh doanh nhanh chóng và đầy đủ.

Ví dụ: Công ty A mới mở chuỗi cửa hàng cafe Việt Nam. Tóm tắt kế hoạch kinh doanh: mục tiêu là tạo ra dòng sản phẩm cafe phù hợp với người Việt, khách hàng là các bạn trẻ và dân văn phòng, các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức…

Định hướng kinh doanh: Xác định hướng phát triển, tính khả thi của sản phẩm, thị trường mục tiêu…

Ví dụ: Công ty A định hướng phát triển dòng cafe của Việt Nam phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trẻ, định hướng các cửa hàng của công ty là môi trường thích hợp để trao đổi nói chuyện.

Mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được và chiến lược để đạt được những mục tiêu đó

Ví dụ: Mục tiêu của công ty A là phát triển dòng cafe của Việt Nam phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trẻ,  trở thành chuỗi cà phê hàng đầu tại Hà Nội trong vòng 3 năm tới, đạt doanh thu 5 tỷ đồng/năm và mở rộng lên 5 chi nhánh.

Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định các yếu tố khách quan và chủ quan mà doanh nghiệp cần phải xử lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Nguồn nguyên liệu chất lượng, đơn vị vận chuyển uy tín, công thức pha chế, nguồn nhân lực, địa điểm cửa hàng, không gian quán, chiến dịch quảng cáo…

Kế hoạch hoạt động: Xác định các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết theo từng mốc thời gian ngắn hạn, trung hạn, dài hạn: kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch xây dựng cửa hàng, kế hoạch quảng cáo…

Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lý: Xác định và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất biện pháp để giảm thiểu hoặc xử lý chúng.

Ví dụ: Xác định các rủi ro trong quá trình kinh doanh: nguồn nguyên liệu đứt đoạn, nhân công không đảm bảo, thời tiết…

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 41 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

Lập một bản kế hoạch kinh doanh của bản thân và thuyết trình về kế hoạch đó.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh cafe tại Hà Nội:

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh

Ý tưởng: Mở một quán cafe sách nhỏ Hà Nội, phục vụ sinh viên và người làm văn phòng.

Điểm nổi bật: Không gian yên tĩnh, thư viện sách đa dạng, các loại trà, cà phê được pha thủ công.

Mục tiêu: Trở thành điểm đến yêu thích của những người yêu sách và muốn tìm một không gian làm việc yên tĩnh trong vòng 1 năm.

Định hướng kinh doanh

Sứ mệnh: Tại sao bạn muốn mở quán cafe? Bạn muốn mang đến điều gì cho khách hàng?

Tầm nhìn: Bạn muốn quán cafe của mình phát triển như thế nào trong tương lai?

Giá trị cốt lõi: Những giá trị mà bạn muốn quán cafe của mình thể hiện (ví dụ: chất lượng, sự thân thiện, sáng tạo).

Mục tiêu và chiến lược kinh doanh

Mục tiêu ngắn hạn: Trong vòng 1-3 năm đầu đạt doanh thu 500 triệu đồng/năm, mở thêm 1 chi nhánh…

Mục tiêu dài hạn: Trong vòng 5 năm trở lên trở thành chuỗi cafe nổi tiếng tại thành phố

Chiến lược:

Marketing: Làm thế nào để khách hàng biết đến quán cafe của bạn? (Mạng xã hội, quảng cáo, sự kiện...)

Bán hàng: Làm thế nào để tăng doanh thu? (Chương trình khuyến mãi, combo, thẻ thành viên...)

Phát triển sản phẩm: Làm thế nào để thu hút khách hàng quay lại? (Menu mới, đồ uống theo mùa...)

Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh

Giấy phép: Những giấy tờ cần thiết để mở quán cafe (giấy phép kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy...)

Vốn đầu tư: Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, trang trí, mua sắm thiết bị, nguyên liệu, marketing...

Nhân sự: Số lượng nhân viên cần thiết, yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng.

Nhà cung cấp: Chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, chất lượng.

Kế hoạch hoạt động

Lộ trình thực hiện: Các bước cụ thể để mở quán cafe (tìm mặt bằng, thiết kế, tuyển dụng, marketing...)

Thời gian biểu: Dự kiến thời gian hoàn thành từng giai đoạn.

Ngân sách: Phân bổ ngân sách cho từng hoạt động.

Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lý

Rủi ro: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (ví dụ: cạnh tranh, dịch bệnh, thay đổi thị hiếu khách hàng...)

Biện pháp: Các giải pháp để giảm thiểu rủi ro (ví dụ: xây dựng kế hoạch dự phòng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường marketing...)

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 44 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy nêu nội dung của bản kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bản kế hoạch kinh doanh có các nội dung:

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh:

Ví dụ: Công ty A mới mở chuỗi cửa hàng cafe Việt Nam. Tóm tắt kế hoạch kinh doanh: mục tiêu là tạo ra dòng sản phẩm cafe phù hợp với người Việt, khách hàng là các bạn trẻ và dân văn phòng, các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức…

Định hướng kinh doanh:

Ví dụ: Công ty A định hướng phát triển dòng cafe của Việt Nam phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trẻ, định hướng các cửa hàng của công ty là môi trường thích hợp để trao đổi nói chuyện.

Mục tiêu và chiến lược kinh doanh:

Ví dụ: Mục tiêu của công ty A là phát triển dòng cafe của Việt Nam phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trẻ,  trở thành chuỗi cà phê hàng đầu tại Hà Nội trong vòng 3 năm tới, đạt doanh thu 5 tỷ đồng/năm và mở rộng lên 5 chi nhánh.

Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh:

Ví dụ: Nguồn nguyên liệu chất lượng, đơn vị vận chuyển uy tín, công thức pha chế, nguồn nhân lực, địa điểm cửa hàng, không gian quán, chiến dịch quảng cáo…

Kế hoạch hoạt động:

Ví dụ: Công ty A cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết theo từng mốc thời gian ngắn hạn, trung hạn, dài hạn: kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch xây dựng cửa hàng, kế hoạch quảng cáo…

Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lý:

Ví dụ: Xác định các rủi ro trong quá trình kinh doanh: nguồn nguyên liệu đứt đoạn, nhân công không đảm bảo, thời tiết…

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 44 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy nêu và giải thích vai trò của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường, đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh; đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh; tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Giả sử bạn muốn mở một quán cafe sách nhỏ. Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn:

Xác định mục tiêu: Trở thành điểm đến yêu thích của những người yêu sách và muốn tìm một không gian yên tĩnh trong vòng 1 năm.

Phân tích thị trường: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về không gian đọc sách và làm việc.

Lên kế hoạch marketing: Tổ chức các buổi tọa đàm, triển lãm sách, kết hợp với các nhà sách để tăng độ nhận diện.

Quản lý rủi ro: Chuẩn bị nguồn sách đa dạng, đảm bảo không gian luôn yên tĩnh, có kế hoạch dự phòng khi nguồn sách cung ứng bị gián đoạn.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 45 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy bổ sung nội dung và sắp xếp lại trình tự sau để được các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, ngành và lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh tế - xã hội và pháp luật.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu rõ ràng trong từng thời kì để xác định được hướng đi và hoạt động trong tương lai.

Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Bước 4: Lập kế hoạch quảng bá, truyền thông thương hiệu cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp đến khách hàng.

Bước 5: Xây dựng phương án giúp doanh nghiệp có thể trụ vững trong một vài trường hợp bất khả kháng.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 45 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy thảo luận cùng các bạn, xây dựng tiêu chí để đánh giá bản kế hoạch kinh doanh.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Các tiêu chí để đánh giá bản kế hoạch kinh doanh:
Sự rõ ràng và mạch lạc: Mục tiêu rõ ràng, Chiến lược cụ thể
Tính khả thi: Nguồn lực, Thời gian, Rủi ro
Ý tưởng mới, Sự khác biệt
Tính toàn diện: Kế hoạch bao gồm tất cả các khía cạnh quan trọng của kinh doanh (tài chính, marketing, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự...). Các phần trong kế hoạch được liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống thống nhất.
Tính thực tế: Kế hoạch dựa trên các số liệu thống kê, nghiên cứu thị trường thực tế. phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa hiện tại.
Tính linh hoạt: Kế hoạch có thể được điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 45 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 CTST

Em hãy dựa vào tiêu chí đã xây dựng ở bài tập 4 để đánh giá kế hoạch kinh doanh của bản thân.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc thông tin cho sẵn và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Để đánh giá một kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn có thể đặt câu hỏi:

Mục tiêu: Quán cafe đặt mục tiêu đạt doanh thu bao nhiêu trong năm đầu? Có kế hoạch mở rộng chi nhánh không?

Chiến lược: Quán cafe sẽ thu hút khách hàng bằng cách nào? (Ví dụ: marketing online, tổ chức sự kiện, chương trình khuyến mãi)

Tài chính: Quán cafe đã chuẩn bị bao nhiêu vốn? Dự kiến chi phí hàng tháng là bao nhiêu?

Rủi ro: Quán cafe đã xem xét những rủi ro nào? (Ví dụ: cạnh tranh, dịch bệnh, thay đổi khẩu vị khách hàng)

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close