Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức

Trong những năm 1918-1945, lịch sử châu u và nước Mỹ đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, đầy biến động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Em biết gì về những biến động đó thông qua hai hình trên?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trong những năm 1918-1945, lịch sử châu Âu và nước Mỹ đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, đầy biến động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Em biết gì về những biến động đó thông qua hai hình trên? Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, đại suy thoái kinh tế thế giới (1929-1933) và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít liên quan đến tình hình đó? 

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 2.1 và hình 2.2 (SGK trang 10) ;kết hợp tìm hiểu trên Internet.

- Chỉ ra những biến động đó thông qua hai hình và liên hệ với một số sự kiện trong tình hình đó.

Lời giải chi tiết:

 - Hai hình ảnh trên đề cập đến 2 biến động trong lịch sử châu Âu và nước Mĩ những năm 1918 – 1945, đó là:

+ Cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới (1929 – 1933)

+ Sự xuất hiện và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia như: Đức, Italia, Nhật Bản,…

- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, đại suy thoái kinh tế thế giới (1929-1933) và sự xuất hiện chủ phát liên quan đến tình hình đó

+ Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã dẫn đến sự ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng sản (tháng 3/1919)

+ Sự xuất hiện và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở nhiều quốc gia đã khiến nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới sắp nổ ra.

?mục 1 a

Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923. 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1.a) Phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (SGK trang 10+11).

- Chỉ ra những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923.

Lời giải chi tiết:

* Phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (Đức, Anh, Pháp) từ năm 1918 đến năm 1923.

- Ở Đức:

+Ngày 9/11/1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ quân chủ. Tuy nhiên, sau đó, chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản, chế độ cộng hoà tư sản ở Đức được thiết lập.

+ Tháng 12-1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập.

+Trong những năm 1919-1923, phong trào cách mạng chống lại giai cấp tư sản vẫn tiếp diễn nhưng thất bại.

- Ở Anh: từ năm 1919 đến năm 1921, đã có tới 6,5 triệu người bãi công.

- Ở Pháp, phong trào bãi công của công nhân chuyển thành cao trào cách mạng, với cuộc tổng bãi công lớn nhất nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động (1-5-1920) lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia.

 Qua phong trào, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản Ita-li-a (1921),...

?mục 1 b

 Trình bày sự thành lập và một số hoạt động chính của Quốc tế Cộng sản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1.b) Sự thành lập Quốc tế Cộng Sản(SGK trang 11).

- Chỉ ra sự thành lập (bối cảnh ,thời gian thành lập) và một số hoạt động chính của Quốc tế Cộng sản 

Lời giải chi tiết:

- Sự thành lập:

+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo.

+  Sau những hoạt động tích cực của V. I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vào tháng 3/ 1919, Quốc tế Cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được thành lập ở Mát-xcơ-va.

- Hoạt động chính: 

+Trong thời gian tồn tại (1919-1943), Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kì đại hội, để ra đường lối cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới, trở thành tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

+Năm 1943, do sự thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán.

?mục 2 1

Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, hãy trình bày nguyên nhân và biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929-1933.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần mục tư liệu phần 2.Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929-1933) và sự hình thành của chủ nghĩa phát xít (SGK trang 12).

- Chỉ ra nguyên nhân và biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929-1933.

Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân của đại suy thoái kinh tế: Trong những năm 1924-1929, kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng. Nhưng do sản xuất ồ ạt, nhu cầu và sức mua của thị trưởng không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất.

- Biểu hiện:

+ Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp…).

+ Khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932.

?mục 2 2

Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2.Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929-1933) và sự hình thành của chủ nghĩa phát xít (SGK trang 12).

- Chỉ ra sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.

Lời giải chi tiết:

- Để thoát khỏi đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933), các nước tư bản đã có nhiều cách ứng phó khác nhau:

+ Các nước Anh, Pháp,... có nhiều thuộc địa, vốn và thị trường nên tiến hành những cuộc cải cách kinh tế-xã hội.

+ Các nước Đức, I-ta-li-a, không có hoặc có ít thuộc địa nên ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường, đã đi theo con đường phát xít hoá, thiết lập chế độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

=> Sự xuất hiện và lên cầm quyền của lực lượng phát xít ở các quốc gia như: Đức, Italia, Nhật Bản,… đã đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.

?mục 3

Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 3.Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  (SGK trang 12+13) .

- Chỉ ra những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Lời giải chi tiết:

* Những nét lớn về tình hình chính trị: 

- Về đối nội:

+Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Đảng Cộng hoà liên tục nắm chính quyền, đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, ngăn chặn các cuộc đấu tranh của công nhận, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ…

+ Năm 1930, Đảng Dân chủ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội Mỹ.

* Về đối ngoại:

+Trong những năm 20 của thế kỉ XX, giới cầm quyền Mỹ theo đuổi lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô (châu Mỹ của người châu Mỹ) để bành trướng, thậm chí can thiệp về quân sự khi cần thiết đối với khu vực Mỹ La-tinh.

+ Từ năm 1933, Chính phủ của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” đối với các nước Mỹ La-tinh.

* Những nét lớn về sự phát triển kinh tế

-Trong những năm 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mỹ bước vào thời kì phát triển “hoàng kim”:

-Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan ra các lĩnh vực khác, khiến nền kinh tế-tài chính Mỹ sa sút.

-Để đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc đại suy thoái, Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới

-Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, tình hình chính trị, xã hội dần dần được ổn định.

Luyện tập 1

Lập sơ đồ tư duy về những nét chính của tình hình châu Âu và nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1,2,3 và tóm tắt những nét chính.

- Lập sơ đồ tư duy về những nét chính của tình hình châu Âu và nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. 

Lời giải chi tiết:

- Sơ đồ 1: Châu Âu giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới.


- Sơ đồ 2: Nước Mỹ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới


Luyện tập 2

Nêu nhận xét của em về con đường thoát khỏi đại suy thoái của các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1,2,3 về các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ..

- Nêu nhận xét của em về con đường thoát khỏi đại suy thoái của các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ.

Lời giải chi tiết:

 Nhận xét:

-  Do điều kiện lịch sử của mỗi nước có sự khác nhau, nên các nước tư bản Âu – Mĩ đã đưa ra những giải pháp khác nhau để thoát khỏi đại suy thoái. Cụ thể là:

+Các nước Anh, Pháp,... có nhiều thuộc địa, vốn và thị trường nên tiến hành những cuộc cải cách kinh tế-xã hội.

+Các nước Đức, I-ta-li-a, không có hoặc có ít thuộc địa nên ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường, đã đi theo con đường phát xít hoá, thiết lập chế độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Sự xuất hiện và lên cầm quyền của lực lượng phát xít ở các quốc gia như: Đức, Italia, Nhật Bản,… đã đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.

Vận dụng

Tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về Chính sách mới của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái kinh tế.

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet về Chính sách mới của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái kinh tế.

- Viết đoạn văn ngắn 

Lời giải chi tiết:

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới.

Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close