Bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên Bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thứcTrong cuộc gặp gỡ không chính thức với Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ tại Man-ta (1989), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp đã phát biểu về Chiến tranh lạnh: "Chạy đua vũ trang, nghi ngờ, đấu tranh về tâm lí và ý thức hệ, tất cả những điều ấy nên để lại quá khứ". Theo em, điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” là gì? Những gì sẽ tiếp diễn sau khi quá khứ đó được khép lại? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về tình hình Liên bang Nga và nước Mỹ trong bối cảnh đó.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trong cuộc gặp gỡ không chính thức với Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ tại Man-ta (1989), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp đã phát biểu về Chiến tranh lạnh: "Chạy đua vũ trang, nghi ngờ, đấu tranh về tâm lí và ý thức hệ, tất cả những điều ấy nên để lại quá khứ". Theo em, điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” là gì? Những gì sẽ tiếp diễn sau khi quá khứ đó được khép lại? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về tình hình Liên bang Nga và nước Mỹ trong bối cảnh đó. Phương pháp giải: -Tìm hiểu qua sách báo và internet về cuộc gặp gỡ không chính thức với Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ tại Man-ta (1989), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp đã phát biểu về Chiến tranh lạnh: "Chạy đua vũ trang, nghi ngờ, đấu tranh về tâm lí và ý thức hệ, tất cả những điều ấy nên để lại quá khứ".. - Chỉ ra điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” ; những điều sẽ tiếp diễn sau khi quá khứ đó được khép lại; tình hình Liên bang Nga và nước Mỹ trong bối cảnh đó. Lời giải chi tiết: - Điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” là những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh nên đi đến hồi kết. - Sau khi quá khứ đó được khép lại, ngưỡng cửa của một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong quan hệ Mỹ- Xô sắp bắt đầu, vượt qua sự chia rẽ ở châu Âu và kết thúc cuộc đối đầu quân sự - Tình hình Liên bang Nga và nước Mỹ trong bối cảnh đều bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các nước khác ?mục 1 1 Trình bày xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1.Xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới từ năm 1991 đến nay (SGK trang 97+98) . - Chỉ ra xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh và vì sao từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực . Lời giải chi tiết: - Xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh dần được thay thế bằng xu thế đối thoại, hoà hoãn,.... Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm, tích cực tham gia liên kết kinh tế trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Hoà bình là xu thế chủ đạo, tuy nhiên, nội chiến, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở một số khu vực - Thế giới bị chi phối bởi hai cực – hai siêu cường: Mỹ và Liên Xô, bị phân chia thành hai hệ thống đối lập, luôn đối đầu lẫn nhau: hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu - Trong sự chuyển biến đó, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm với sự cạnh tranh của các cường quốc như: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga ?mục 1 2 Vì sao từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1.Xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới từ năm 1991 đến nay (SGK trang 97+98) . - Chỉ ra xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh và vì sao từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực . Lời giải chi tiết: - Từ đầu thế kỉ XXI, nhiều quốc gia, khu vực vươn lên cạnh tranh với Mỹ - EU ngày càng lớn mạnh với quá trình liên kết sâu rộng. Nhật Bản đang tìm cách đạt được vị thế chính trị tương xứng. Liên bang Nga – quốc gia kế thừa chủ yếu tiềm lực, địa vị quốc tế của Liên Xô đang phục hồi và trỗi dậy - Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) – từ năm 2010, đã và đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ ?mục 2 Nêu tình hình chính trị, kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay (SGK trang 98+99) . - Chỉ ra tình hình chính trị, kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay. Lời giải chi tiết: - Tình hình chính trị: + Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Liên bang Nga bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới. Tháng 12 – 1993, Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống của Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau đó những mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia vẫn âm ỉ kéo dài. + Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị Liên bang Nga dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao. Nước Nga chú trọng thực hiện chính sách cân bằng Âu – Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)..... - Tình hình kinh tế: + Thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường qua hai giai đoạn. + Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, hàng không - vũ trụ... vẫn là những ngành mũi nhọn của kinh tế Liên bang Nga ?mục 3 Trình bày tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 3. Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay (SGK trang 99) . - Chỉ ra tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay Lời giải chi tiết: - Tình hình chính trị: + Duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng: Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa + Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối là lãnh đạo thế giới + Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất để thúc đẩy việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực. - Tình hình kinh tế: + Có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng + Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính. Luyện tập 1 Vẽ sơ đồ tư duy mô tả tóm tắt xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới sau năm 1991 đến nay. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1,2,3 (SGK trang 97,98,99). - Tóm tắt rồi vẽ sơ đồ tư duy về xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới và về tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ sau năm 1991 đến nay . Lời giải chi tiết: Luyện tập 2 Hãy lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1,2,3 (SGK trang 97,98,99). - Tóm tắt rồi vẽ sơ đồ tư duy về xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới và về tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ sau năm 1991 đến nay . Lời giải chi tiết:
Vận dụng Theo em, xu thế hình thành trật tự thế giới mới từ sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1,2,3 (SGK trang 97,98,99). - Chỉ ra xu thế hình thành trật tự thế giới mới từ sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. Lời giải chi tiết: - Thời cơ: + Có cơ hội hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. + Có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Thách thức: + Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan. + Có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
|