Bài 1: Dân tộc và dân số SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thứcDân cư là nguồn lực đặc biệt đối với phát triển kinh tế. Việc tìm hiểu dân tộc, dân số có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hãy nêu một số hiểu biết của em về dân tộc và dân số nước ta. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Dân cư là nguồn lực đặc biệt đối với phát triển kinh tế. Việc tìm hiểu dân tộc, dân số có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hãy nêu một số hiểu biết của em về dân tộc và dân số nước ta. Phương pháp giải: - Tìm hiểu qua sách, báo và internet về dân tộc, dân số. - Chỉ ra một số hiểu biết của em về dân tộc và dân số nước ta. Lời giải chi tiết: - Nước ta có 54 dân tộc, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh, phân bố ở khắp nơi trên đất nước. - Dân số Việt Nam hiện nay đã đạt gần 100 triệu dân, tuy nhiên tỉ suất sinh đang có dấu hiệu giảm dần. ? mục 1 Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày đặc điểm phân bố của các dân tộc ở Việt Nam. Phương pháp giải: - Đọc kĩ mục 1.Dân tộc (SGK trang 116,117) - Chỉ ra đặc điểm phân bố của các dân tộc ở Việt Nam. Lời giải chi tiết: - Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ + Người Kinh cư trú khắp cả nước nhưng tập trung nhiều hơn ở đồng bằng, ven biển và trung du + Các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đồi núi và cao nguyên + Dân tộc Tày, HMông, Thái, Mường,... chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba na,... chủ yếu ở Tây Nguyên. Dân tộc Khơ-me, Chăm, Hoa sinh sống chủ yếu ở các đồng bằng ven biển phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. - Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi: Các dân tộc Việt Nam phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta. Các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có nhiều dân tộc cùng sinh sống. ? mục 2 a Dựa vào thông tin mục a và bảng 1.1, hãy nhận xét: - Sự thay đổi quy mô dân số của nước ta giai đoạn 1989 – 2021 - Tỉ lệ tăng dân số của nước ta giai đoạn 1989 - 2021 Phương pháp giải: - Đọc kĩ mục 2 a) và bảng 1.1 (SGK trang 117) - Chỉ ra nhận xét về sự thay đổi quy mô dân số và tỉ lệ tăng dân số của nước ta giai đoạn 1989 – 2021. Lời giải chi tiết: - Sự thay đổi quy mô dân số của nước ta giai đoạn 1989 – 2021: tăng dần về số dân - Tỉ lệ tăng dân số của nước ta giai đoạn 1989 – 2021: ngày càng giảm dần ? mục 2 b Dựa vào thông tin mục b, bảng 1.2 và hình 1, hãy: - Phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2021 - Nhận xét cơ cấu giới tính của nước ta giai đoạn 1999 - 2021 Phương pháp giải: - Đọc kĩ thông tin mục b, bảng 1.2 và hình 1 (SGK trang 118) . - Phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi từ đó nhận xét cơ cấu giới tính của nước ta giai đoạn 1999-2021. Lời giải chi tiết: - Sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2021: + Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng + Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng và có xu hướng già hoá dân số. Xu hướng già hoá dân số là do tỉ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng - Cơ cấu giới tính của nước ta giai đoạn 1999 – 2021: tỉ số giới tính khá cân bằng, tuy nhiên tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh rất cần được quan tâm Luyện tập Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 – 2021. Phương pháp giải: - Quan sát kĩ bảng 1.1 (SGK trang 118) - Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 - 2021. Lời giải chi tiết: Vận dụng Tìm hiểu và trình bày đặc điểm phân bố của một số dân tộc ở nước ta. Phương pháp giải: - Đọc kĩ thông tin mục 1 (SGK trang 116+117) . -Chỉ ra đặc điểm phân bố của một số dân tộc ở nước ta. Lời giải chi tiết: - Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở đồng bằng, trung du và duyên hải. - Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du: + Các dân tộc ở Trung du miền núi Bắc Bộ: Trên 30 dân tộc cư trú xen kẽ, có sự khác biệt giữa các vùng thấp, vùng giữa và vùng cao. + Các dân tộc ít người ở Trường Sơn – Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt. + Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt (các dân tộc Chăm, Khơ-me), chủ yếu ở đô thị, nhất là TP. Hồ Chí Minh (người Hoa).
|