Bài 12: Luyện tập trang 57, 58 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sốngTìm tiếp các từ ngữ về nhà trường trong từng nhóm sau. Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó? Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó? Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu. Đọc Đơn xin vào Đội dưới đây và trả lời câu hỏi. Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào Đội.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Tìm tiếp các từ ngữ về nhà trường trong từng nhóm sau: Phương pháp giải: Em dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: - Người: học sinh, cô giáo, thầy giáo, bác bảo vệ, thầy hiệu trưởng, cô lao công - Địa điểm: cổng trường, lớp học, thư viện, nhà ăn, phòng thực hành, sân trường, sân bóng,… - Đồ vật: bàn, ghế, ghế đá, bảng, phấn, sách, vở, bình nước,… - Hoạt động: viết, đọc, hát, nhảy dây, chào cờ, nói,… Câu 2 Câu nào dưới đây là câu hỏi? Dựa vào đâu em biết điều đó? a. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ? b. Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. c. Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé! Phương pháp giải: Em đọc kĩ các câu, chú ý dấu ở cuối câu. Lời giải chi tiết: Câu “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” là câu hỏi vì ở cuối câu có dấu hỏi chấm. Câu 3 Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu. Hộp bút của Na Trong hộp bút bé nhỏ có tiếng lao xao. Na ghé tai nghe, có tiếng bút chì: - Tớ được dùng nhiều nhất nên tớ chỉ còn một mẩu. Có tiếng tẩy đáp lại: - Tớ toàn vụn tẩy vì chữa cho cậu. Tớ quan trọng nhất. Thước kẻ lên tiếng: - Tớ mới quan trọng. Tớ được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số. Na bối rối mở hộp bút. Cô bé thầm thì: - Ai cũng quan trọng vì đều là bạn thân của tớ. (Theo An Hạnh) a. Hỏi – đáp về các nhân vật trong câu chuyện trên. M: - Trong hộp bút, ai được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số? - Thước kẻ được dùng nhiều đến mức mờ hết cả số. b. Ghi lại 1 – 2 câu hỏi em và bạn vừa thực hiện ở trên. Phương pháp giải: Em dựa vào mẫu để đặt câu hỏi và trả lời. Lời giải chi tiết: - Trong hộp bút, ai được dùng đến mức chỉ còn một mẩu? - Bút chì được dùng nhiều đến mức chỉ còn một mẩu. - Trong hộp bút, ai được dùng đến mức chỉ còn toàn vụn? - Tẩy là đồ vật được dùng chỉ còn toàn vụn. Câu 4 Đọc Đơn xin vào Đội dưới đây và trả lời câu hỏi. ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Yên Bái, ngày 22 tháng 10 năm 2022 ĐƠN XIN VÀO ĐỘI Kính gửi: - Ban phụ trách Đội Trường tiểu học Nguyễn Thái Học - Ban chỉ huy Liên đội Em tên là Nguyễn Ngọc Bích Sinh ngày 22 tháng 12 năm 2014 Học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học. Sau khi được học Điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước. Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa: - Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy - Tuân theo Điều lệ Đội - Giữ gìn danh dự Đội Người làm đơn Bích Nguyễn Ngọc Bích - Bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn trên để làm gì? - Đơn trên được gửi cho ai? - Người viết đơn đã hứa những gì khi vào Đội? Phương pháp giải: Em đọc kĩ đơn xin vào đội và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Bạn Nguyễn Ngọc Bích viết đơn để xin vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Đơn trên được gửi cho Ban phụ trách Đội trường Tiểu học Nguyễn Thái Học và Ban chỉ huy Liên đội - Người viết đơn đã hứa 3 điều: + Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy + Tuân theo Điều lệ Đội + Giữ gìn danh dự Đội Câu 5 Điền thông tin vào mẫu đơn xin vào Đội và đối chiếu bài với bạn Phương pháp giải: Em dựa vào mẫu đơn ở bài tập trên và điền thông tin của bản thân. Lời giải chi tiết: ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2022 ĐƠN XIN VÀO ĐỘI Kính gửi: - Ban phụ trách Đội Trường tiểu học Nguyễn Du - Ban chỉ huy Liên đội Em tên là Lê Nguyễn Tuấn Tú Sinh ngày 2 tháng 2 năm 2014 Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Nguyễn Du Sau khi được học Điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước. Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa: - Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy - Tuân theo Điều lệ Đội - Giữ gìn danh dự Đội Người làm đơn Tú Lê Nguyễn Tuấn Tú Vận dụng Đọc cho người thân nghe đơn xin vào Đội của em Phương pháp giải: Em đọc cho người thân nghe đơn xin vào Đội mà em đã hoàn thành ở bài tập trước Lời giải chi tiết: Em chủ động hoàn thành bài tập.
|