Bài 10: Luyện tập trang 46, 47 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây. Dựa vào tranh, tìm 2 - 3 từ chỉ màu xanh. Đặt câu hỏi với từ em tìm được. Lời nói của thỏ và đàn chim trong đoạn văn dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào? Nêu vị trí của dấu câu đó. Đọc lời tranh luận của các bạn trong tranh và phát biểu ý kiến của em về thỏ con. Viết đoạn văn nêu lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con. Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây:

Hàng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây. Ít lâu sau, quả hồng ngả vàng, rồi đỏ. Thỏ kiên nhẫn đứng đợi quả rơi xuống, vì nó không biết trèo cây.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu, tìm từ ngữ in đậm và cho biết chúng có nghĩa gì?

- chăm chỉ: cố gắng làm một việc gì đó

- kiên nhẫn: bền bỉ làm một việc gì đó đến cùng

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ có nghĩa giống với chăm chỉ: siêng năng, cần cù

- Những từ ngữ có nghĩa giống với kiên nhẫn: kiên trì, kiên cường

Câu 2

Dựa vào tranh, tìm 2 - 3 từ chỉ màu xanh. Đặt câu hỏi với từ em tìm được.

M: Mặt biển xanh biếc.

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ bức tranh và tìm các từ ngữ chỉ màu xanh.

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ chỉ màu xanh: xanh lá, xanh thẳm, xanh mướt, xanh trong,…

- Rặng dừa xanh mướt.

- Bầu trời xanh thẳm.

- Nước biển xanh trong.

Câu 3

Lời nói của thỏ và đàn chim trong đoạn văn dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào? Nêu vị trí của dấu câu đó.

 Vừa lúc đó, có đàn chim bay đến, định ăn quả hồng. Thỏ hốt hoảng kêu lên:

- Hồng của tớ!

Thấy vậy, đàn chim cầu khẩn:

- Cho chung tớ ăn nhé. Chúng tớ đói lả rồi.

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, xác định lời nói của thỏ và đàn chim và dấu câu được dùng để đánh dấu lời nói đó.

Lời giải chi tiết:

Lời nói của thỏ và đàn chim được đánh dấu bằng dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang được đặt ở đầu câu.

Câu 4

Đọc lời tranh luận của các bạn trong tranh và phát biểu ý kiến của em về thỏ con.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lời tranh luận của các bạn và đưa ra ý kiến của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Thỏ là một bạn nhỏ tốt bụng, có tấm lòng nhân hậu. Bạn ấy biết chia sẻ, nhường nhịn với người khác.

Câu 5

Viết đoạn văn nêu lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con.

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý sau để hoàn thành bài tập:

- Em thích (hoặc không thích) nhân vật nào trong câu chuyện?

- Nhân vật đó có đặc điểm gì khiến em thích?

- Em học được điều gì từ nhân vật đó?

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo 1:

Sau khi đọc xong câu chuyện Quả hồng của thỏ con, em thích nhất là nhân vật thỏ con. Thỏ là một bạn nhỏ tốt bụng, có tấm lòng nhân hậu. Bạn ấy biết chia sẻ, nhường nhịn với người khác. Em học được từ thỏ con sự nhường nhịn với mọi người xung quanh.

Bài tham khảo 2:

Em thích đàn chim trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con. Đàn chim đã biết xin phép thỏ trước khi ăn quả hồng do thỏ chăm sóc mà có. Sau khi biết chuyện thỏ chưa bao giờ được ăn hồng mà lại nhường quả hồng cho mình, đàn chim đã đi tìm một cây hồng khác có nhiều quả và trả ơn cho thỏ. Đàn chim giúp em học được sự biết ơn đối với những người giúp đỡ mình.

Câu 6

Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,…)

Phương pháp giải:

Em đọc lại đoạn văn ở bài tập trên và tìm ra lỗi mà mình gặp phải.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Câu 7

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt.

Ví dụ:

 

Phương pháp giải:

Em tìm đọc trên sách báo, trên mạng hoặc hỏi người thân.

Lời giải chi tiết:

Cứu vật vật trả ơn

Ngày xưa, có một anh chàng không có tài nghề gì cả, chỉ được cái hiền lành, anh đi làm thuê kiếm được 30 đồng, quyết định mua cần về câu cá nhằm hành nghề tự do. Nhưng khi đi câu anh không câu được cá mà lại câu được một con rắn, anh đã kết bạn với con rắn đó. Nhờ rắn báo sắp có lụt lớn và chỉ cách phòng ngừa nên anh đã thoát nạn. Khi trận lụt đến , mùa màng, người, vật đều bị cuốn đi hết. Đến ngày bão tạnh anh mới chống bè tìm về nơi cũ, trong quá trình đi về anh cứu được một tổ kiến, một con chuột, một con trăn và một người đàn ông.

Sau khi nước rút hết, anh thả các sinh vật xuống bờ và thương tình người đàn ông nên cho ở lại và coi như em trai. Rắn là con Vua Thủy Tề, lúc đi về có mời anh xuống chơi và được Vua Thủy Tề tặng một chiếc đàn thất huyền có khả năng đẩy lùi quân địch xâm chiếm.

Một hôm, anh có việc phải đi xa, người kia ở nhà đã trộm cây đàn đi. Khi đó đang lúc giặc xâm lăng nên hắn đã đến xin nhà vua đánh giặc, nhờ có cây đàn mà hắn đã đánh lui được giặc. Được nhà vua phong làm đại tướng và gả công chúa. Nhưng công chúa bỗng dưng bị mắc bệnh câm và phải dời ngày thành hôn lại.

Còn anh khi về nhà thì không thấy cây đàn và người bạn nên đã đi tìm. Khi vào đến kinh đô, gặp lại người bạn cũ nhưng không ngờ người bạn đó đã vu oan là giặc và bắt giam anh đợi ngày xử. Trong ngục tối, bầy kiến năm xưa được anh cứu đến hỏi thăm và anh đã kể cho kiến nghe sự tình. Nghe xong kiến đi kiếm chuột để tìm sự trợ giúp. Chuột không biết cách nào để cứu nên đã đi tìm trăn. Trăn đưa ra một viên ngọc ngọc bảo chuột đem về đưa cho ân nhân.

Anh đã dùng viên ngọc này chữa bệnh câm cho công chúa, sau khi khỏi bệnh công chúa đòi lấy ân nhân của mình làm chồng. Nhà vua hỏi anh tại sao lại cứu được công chúa và anh đã kể lại toàn bộ câu chuyện từ lúc gặp rắn đến lúc được trả ơn. Nhà vua nghe xong thì tức giận, sai người bắt giam người bạn bất nghĩa kia. Còn anh sống hạnh phúc, sung sướng đến cuối đời.

close