Trẻ cậy cha, già cậy con


Câu tục ngữ nghĩa là con cái khi còn bé thì được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi nấng, khi cha mẹ già yếu thì sẽ có con cái để nương tựa. Câu nói này thể hiện truyền thống lâu đời của nhân dân ta: cha mẹ yêu thương che chở con cái, con cái lớn lên sẽ báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ mình.

Giải thích thêm
  • Trẻ: đứa bé, đứa nhỏ (nói khái quát)
  • Già: người cao tuổi 
  • Cậy: như nhờ

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Chị em dâu như bầu nước lã

    Chị em dâu một gia đình luôn có hiềm khích, tị nạnh khiến cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng. Câu tục ngữ chỉ mối quan hệ xa cách nhạt nhẽo, thiếu tình thương lòng quý mến giữa chị em dâu với nhau.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Dâu dâu, rể rể cũng kể là con

    Câu tục ngữ mang hàm ý nhắc nhở ta nên coi dâu rể như con cái của mình. Duyên phận đã đưa đẩy ta về một nhà, thì cần nhìn nhận nhau như những người ruột thịt. Câu nói mang tinh thần gắn kết các mối quan hệ.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Dâu là con, rể là khách

    Câu tục ngữ thể hiện quan niệm của ông cha ta về con cái. Con rể thi thoảng mới ghé thăm nhà bố mẹ vợ còn con dâu là người về ở trong nhà, sống cùng bố mẹ chồng, lo toan mọi việc trong gia đình vì thế, dân ta mới quan niệm dâu là con – người sống trong nhà; rể là khách – người thi thoảng ghé thăm.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Anh em như thể tay chân.

    Câu tục ngữ nhắn nhủ tới mọi người cần phải sống gắn bó, chan hòa với các anh, chị, em trong nhà, giống như tay và chân luôn gắn chặt với nhau.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

    Câu tục ngữ đề cao vai trò của tình anh em, chị em trong nhà. Gia đình chỉ hạnh phúc khi anh em, chị em trong nhà sống hòa thuận với nhau.

close