Nhà có láng giềng nhà, đồng có láng giềng đồng


Câu tục ngữ đề cao người hàng xóm, láng giềng, nhấn mạnh: ăn ở, làm lụng đều cần có quan hệ với người xung quanh.

Giải thích thêm
  • Láng giềng nhà: người ở nhà bên cạnh
  • Láng giềng đồng: người cùng đi cày cấy, trồng trọt với nhau

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất cận thân, nhì cận lân

    Câu tục ngữ đề cao tình nghĩa ruột thịt và mối quan hệ với làng xóm. Ở gần nhà họ hàng, ruột thịt là “nhất” bởi có anh, em họ hàng đỡ đần khi có công việc. Còn nếu không ở gần họ hàng, ruột thịt thì hàng xóm là người ta cần kết thân, để khi có việc sẽ dễ được giúp đỡ.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

    Ở chọn nơi ý muốn nói môi trường sống tác động rất lớn đến con người thế nên chúng ta cần cân nhắc trong việc chọn nơi ở. Chơi chọn bạn cũng tương tự như thế, một người bạn tốt sẽ giúp chúng ta học hỏi thêm rất nhiều điều hay ho và thú vị trong cuộc sống, ngược lại một người bạn xấu sẽ khiến cho chúng ta đi xuống theo chiều hướng tiêu cực.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Quen sợ dạ, lạ sợ áo

    Người đã quen thường quá hiểu nhau nên họ sợ, e dè trước tính tình, bụng dạ của người kia. Còn với người lần đầu gặp gỡ, ta chỉ đánh giá được qua cách ăn mặc.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Thua thầy một vạn, không bằng thua bạn một li

    Thầy là người tri thức, hiểu biết sâu rộng. Học sinh là người lĩnh hội tri thức qua người thầy nên việc thua kém thầy là điều đương nhiên. Nhưng bạn là kẻ đồng trang lứa, cùng học như mình, cùng thầy dạy giống mình mà mình thua kém bạn thì thật xấu hổ. Nên ta phải biết phấn đấu sao cho học tập bằng bạn bằng bè.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình

    Tin bợm mất bò: chỉ người dại dột, nhẹ dạ cả tin sẽ bị kẻ bịp bợm lừa mất tiền tài, của cải. Tin bạn mất vợ nằm co một mình: chỉ người quá tin tưởng bạn bè, không đề phòng để chính người mình tin tưởng lừa, lấy mất những thứ quan trọng, chẳng hạn như vợ - người đầu ấp tay gối với mình.

close