Măng không uốn, uốn tre sao được

Giải thích thêm
  • Uốn: làm cho một vật dài nào đó có hình dáng cong theo ý muốn, ở đây ý chỉ dạy bảo, đưa dần vào khuôn phép.
  • Sao được: không làm được / biểu thị không có kết quả

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

    Câu tục ngữ là một lời khẳng định chắc chắn của người xưa. Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học tập.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn lành nghề chớ nề học hỏi

    Câu tục ngữ trên là lời của thế hệ trước nhắc nhở thế hệ sau của chúng ta những bài học sâu sắc và hữu ích. Muốn thành thạo, giỏi giang thì phải ham học hỏi, có ý chí cầu tiến, khiêm nhường, không ngại khó, ngại học, học hỏi từ tất cả mọi người xung quanh, kể cả bạn bè của mình.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Người roi, voi búa

    Câu tục ngữ là quan niệm dạy dỗ ngày xưa: quản voi thì phải dùng búa, dạy người thì phải dùng roi vọt chứ không chỉ dùng bằng lời nói. So với ngày nay, cách dạy dỗ này vẫn có phần đúng, song có phần tiêu cực, bậc làm cha làm mẹ cần phải kết hợp giữa biện pháp giáo dục hiện đại và truyền thống để dùng roi vọt vừa hạn chế lại vừa hiệu quả.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Non chẳng uốn, già nổ đốt

    Câu tục ngữ có nghĩa là cây muốn uốn thì cần uốn từ khi còn non, để đến khi cây lớn, cây già mới uốn thì nếu bẻ cong quá mạnh tay sẽ bị nổ và gãy cả cây. Qua hình ảnh của cây, ông cha ta muốn nhắc nhở rằng dạy con cái phải dạy từ khi nhỏ tuổi, đợi đến khi lớn mà hư đốn mới dạy thì không thể cứu vãn nổi.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân

    Câu tục ngữ có nghĩa là trên trời còn có trời cao hơn, trên người còn có người giỏi hơn. Câu này khuyên răn con người sống ở đời phải biết khiêm tốn đừng cố thể hiện bản thân, vì người giỏi còn có người giỏi hơn, người hung hăng thì còn có người hung hăng hơn để trị nên chẳng ai có thể khẳng định vỗ ngực xưng tên nhận mình là nhất

close