Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng


Câu tục ngữ muốn nói đến nỗi khó nhọc, vất vả của nghề nuôi tằm. Đây là một công việc rất bận rộn khiến người chăn nuôi không có nhiều thời gian.

Giải thích thêm
  • Làm ruộng: nghề trồng lúa
  • Tằm: ấu trùng của một loài bướm, ăn lá dâu hoặc lá sắn, nuôi để lấy tơ

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục

    Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ. Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn

    Không nên xây chuồng gà hướng đông vì đó là hướng gió thổi có thể làm chuồng tan hoang, gà bị cúm chết hết, đến sợi lông cũng chẳng còn.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

    Câu tục ngữ khẳng định sự quan trọng của đất; đồng thời nhắc nhủ mọi người cần phải biết tiết kiệm nguồn đất, chăm chỉ trồng trọt để gặt hái được nhiều trái ngọt.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta trong việc trồng cấy: khi trồng tre phải trồng trên đất sỏi, trồng lúa phải trồng trên đất bồi, như thế cây mới phát triển mạnh mẽ được. Từ đó, câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về việc lựa chọn đúng loại đất khi trồng trọt.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm của người xưa về cách cấy lúa: đó là phải cày đất sâu; qua đó nhắn nhủ mọi người khi làm một việc nào đó, cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận.

close