Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối


Câu tục ngữ phản ánh sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Sang tháng 5 là bước vào hạ, ngày dài hơn đêm. Tháng 10 là bước vào mùa đông, ngày ngắn hơn đêm. Câu tục ngữ này là kết quả của quan sát tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất của người nông dân xưa.

Giải thích thêm
  • Chưa: từ biểu thị ý phủ định điều được nói đến là không có hoặc không xảy ra cho đến hiện tại hoặc đến một thời điểm nào đó được xem là mốc, trong quá khứ hoặc tương lai (nhưng sau đó có thể xảy ra)
  • Nằm: ngả thân mình trên một vật có mặt phẳng, thường để nghỉ, để ngủ
  • Sáng: khoảng thời gian từ lúc coi như bắt đầu một ngày cho đến gần trưa
Giải thích về mặt khoa học

Vì Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Vào mùa hè bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên có ngày dài hơn đêm. Mùa đông bán cầu Bắc ngả ra xa Mặt Trời nên có ngày ngắn hơn đêm.
---------------------------------------

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau

Xem thêm:

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Đông chết se, hè chết lụt

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta về thời tiết. Nếu mùa đông năm nay lạnh, hanh khô ráo thì thường mùa hè năm tới sẽ có nhiều mưa lớn, dễ gây ra lụt lội.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Gió bắc hiu hiu, sếu kêu thì rét

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm dự báo thời tiết được ông cha ta đúc kết lại. Trời có gió bấc thổi nghe và nghe thấy tiếng sếu kêu là hai dấu hiệu thông báo trời sắp chuyển rét.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của ông cha ta: gió mùa đông bắc thì khô hanh và lạnh, còn gió nồm nam thì ít lạnh hơn, dịu mát nhưng ẩm ướt. Gió bấc hay còn gọi là gió mùa Đông Bắc thường hoạt động chủ yếu ở miền Bắc trong nửa đầu mùa đông, gió đi qua lục địa nên mang tính chất lạnh, khô, ít mưa. Còn gió nồm xuất hiện sau nửa mùa đông, gió lệch qua biển, cấp thêm hơi ẩm, đem lại thời tiết ẩm, có mưa phùn.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Gió may quay mồm

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta, nhắc nhở mọi người cần phải cẩn thận với gió may kẻo méo mồm hay có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Gió Nam đưa xuân sang hè

    Gió Nam còn được gọi là gió Lào, khô nóng, khi gặp tiết trời se lạnh của mùa xuân sẽ tạo nên thời tiết dịu mát, ấm áp, báo hiệu mùa hè sắp tới. Câu tục ngữ là một kinh nghiệm về thời tiết vào cuối xuân, đầu hè giúp nông dân có thể chuẩn bị cho việc sản xuất đạt kết quả tốt.

close