Chết vinh còn hơn sống nhục.


Câu tục ngữ chỉ những con người sống ngay thẳng, thà chết mà được mọi người tôn trọng còn hơn là sống nhưng làm điều nhục nhã. Qua đó, tác giả dân gian nhắn nhủ chúng ta cần có lòng tự trọng, giữ gìn nhân phẩm trong sạch dù có rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo.

Giải thích thêm
  • Vinh: được mọi người đánh giá cao và rất kính trọng.

  • Nhục: xấu hổ đến mức không chịu đựng nổi vì cảm thấy mình bị khinh bỉ, xúc phạm nặng nề.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con sâu làm rầu nồi canh.

    Câu tục ngữ ám chỉ một cá nhân có hành vi xấu nhưng có thể khiến cho cả một tập thể phải chịu mang tiếng xấu.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

    Câu tục ngữ đề cao sự khéo léo trong chi tiêu và kĩ năng xã hội của con người. Khi bạn chi tiêu khéo, bạn sẽ không lo bị nghèo; khi bạn khéo léo giao tiếp, bạn sẽ được lòng mọi người.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Lá rụng về cội.

    Con người dù có ở đâu, làm gì, thì cuối cùng vẫn phải trở về với quê hương, nguồn cội, nơi mình đã sinh ra. Từ đó, chúng ta cần phải nhớ tới nguồn gốc của mình.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Lời chào cao hơn mâm cỗ.

    Câu tục ngữ ca ngợi tầm quan trọng của lời chào. Lời chào có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi người, vì nó đánh giá được tính cách, ý thức của từng cá nhân. Chính vì thế mà nhân dân xưa mới ví lời chào còn quan trọng hơn mâm cỗ đầy.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

    Câu tục ngữ nói về việc chỉ có gian lao, thử thách thì mới giúp con người có cơ hội chứng tỏ bản lĩnh của mình. Nếu vượt qua được gian nan, bạn sẽ giống như thỏi vàng quý giá. Qua đó, tác giả dân gian nhắc nhở chúng ta cần kiên trì, dũng cảm đối đầu với khó khăn.

close