Bài ca dao thể hiện tình yêu chung thủy. Dù sang giàu, dù nghèo khó, khi đã yêu nhau, hai người cần phải yêu thương, một lòng một dạ với nhau. Tình cảm chung thủy cũng là một biểu hiện cao đẹp nhất của đạo làm người.
Giải thích thêm
Bể: biển.
Mò: sờ, tìm một vật không thể thấy được (thường là trong nước).
Cua: con vật có phần đầu và phần ngực ẩn trong mai cứng, phần bụng ở dưới mai gọi là yếm, có tám chân, hai càng, thường bò ngang.
Quả mơ chua: loại quả hình cầu, màu vàng, mùi thơm, có vị chua hoặc ngọt nhẹ.
Chua ngọt: các mùi vị, ẩn dụ cho những khó khăn, thành công mà những người yêu nhau đã từng trải qua.
Câu ca dao như lời tâm tình của một cô gái có tấm lòng chung thủy. Cô gái mong muốn được ở bên cạnh chàng trai, mặc cho phải chịu cảnh vất vả, cơ cực. Đây là tình yêu vô cùng cao cả, mãnh liệt.
Câu ca dao đã mượn những hình ảnh “chiếu lác có đôi” và “chăn gấm lẻ loi” để ca ngợi và đề cao vai trò của tình yêu. Cho dù hai người yêu nhau có sống trong hoàn cảnh không khá giả, giàu sang, cũng sẽ thấy hạnh phúc hơn người có cuộc sống giàu có nhưng cô đơn, lẻ loi.
Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ khi lầm lỡ trong tình yêu, hôn nhân: sau khi lấy chàng, thiếp phải long đong, lận đận kiếm cơm cho cả gia đình, không có ai san sẻ, gánh vác cùng. Qua đó, tác giả dân gian cảm thương cho những người phụ nữ không có một cuộc hôn nhân trọn vẹn trong xã hội xưa.
Câu ca dao là lời than của một chàng trai khi không có được tình yêu hạnh phúc. Chàng trai đã cố gắng vun vén cho mối tình của mình, để rồi cô gái lại phụ bạc anh và đi lấy người khác.
Câu ca dao đã sử dụng hai hành động đối lập là “tháng đợi năm chờ” và “rút chỉ lìa tơ” để nói đến tình cảnh bị thờ ơ, bội bạc trong tình yêu của một chàng trai. Chàng đã vun đắp tình cảm, chờ đợi người yêu từng ngày; để rồi cuối cùng, cô gái lại phũ phàng lại tình cảm của anh.