Chồng em áo rách em thương,

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Câu ca dao khẳng định tình yêu chân thành của người phụ nữ đối với chồng mình không phụ thuộc vào vật chất. Dù chồng có nghèo khó, mặc áo rách, nàng vẫn một lòng yêu thương. Đồng thời, câu ca dao cũng phản ánh một phần quan niệm xã hội xưa, nơi mà vẻ bề ngoài, vật chất có phần nào đó chi phối đánh giá của con người. 

Sự đối lập giữa "áo rách" và "áo gấm xông hương" tạo nên một hình ảnh tương phản, nhấn mạnh sự chân thành trong tình yêu. Câu ca dao ca ngợi phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam: thủy chung, son sắt, biết vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Giải thích thêm
  • Áo rách: khó khăn về vật chất.
  • Thương: yêu thương.
  • Áo gấm xông hương: ám chỉ có tài sản, địa vị.
  • Mặc: mặc kệ

Câu ca dao sử dụng đan xen biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ một cách khéo léo, nhịp nhàng. Áo rách thể hiện sự nghèo khổ, vất vả; còn áo gấm xông hương là biểu hiện của sự giàu sang, phú quý.

Tác giả dân gian đã mượn những hình ảnh đối lập để tôn lên vẻ đẹp đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam ta. Thủy chung, son sắt một lòng, không ham hư vinh mà chối tình bỏ nghĩa. Qua đó, càng làm cho hình ảnh người phụ đã đẹp nên lại càng đẹp hơn.

Câu ca dao cũng nhấn mạnh một điều rằng: Tình yêu vốn không nên so sánh, tình cảm vợ chồng càng không. Phải ở trong hoàn cảnh người khác mới biết họ vui hay khổ, đâu phải cứ nhìn bề ngoài mà đoán được đời sống của người ta. Có đi đâu mà bằng nhà mình, có thương ai mà bằng chồng mình?

close