Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Chu Văn Sơn (1962 – 2019), nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà văn - Quê quán: Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 2. Sự nghiệp - Ông là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) - Tiến sĩ Chu Văn Sơn được biết đến như một nhà sư phạm có lối giảng dạy rất cuốn hút học sinh, ông còn là một nhà văn với nhiều sáng tác, nhưng sự nghiệp độc đáo của ông là ở mảng nghiên cứu phê bình văn học - Ông có nhiều tác phẩm đặc sắc trên cả hai lĩnh vực phê bình và sáng tác văn học. Ông được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bỏng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch. - Tác phẩm tiêu biểu: Thơ, điệu hồn và cấu trúc; Ba đỉnh cao Thơ mới (tiểu luận, phê bình văn học); Tự tình cùng Cái đẹp (tùy bút, tản văn) Sơ đồ tư duy về tác giả Chu Văn Sơn: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Văn bản được in trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. b. Thể loại - Tác phẩm Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” thuộc thể loại: văn bản nghị luận. c. Phương thức biểu đạt - Phương thức biểu đạt: nghị luận. d. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến số phận của bà) : Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo. - Phần 2 (tiếp theo đến...hay nhất của bài thơ): Hình tượng bà Tú trong hai câu đề. - Phần 3 (tiếp theo đến... lời chao giọng chát): Hình tượng bà Tú trong hai câu thực. - Phần 4 (đoạn còn lại): Hình tượng bà Tú trong hai câu luận. 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung - Văn bản “Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”” của tác giả Chu Văn Sơn là bài viết nghị luận phân tích rất sâu sắc và giàu sức thuyết phục về hình tượng bà Tú. Tác giả bài viết đã tập trung khắc họa hình tượng bà Tú trên các phương diện như: Hoàn cảnh gia đình; Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội và Bà Tú trong mối quan hệ với cộng đồng. Thông qua những khía cạnh ấy, hình tượng bà Tú hiện lên chân thực là một người phụ nữ tảo tần, tháo vát, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con và hết lòng hi sinh vì gia đình dù cuộc đời mình vất vả, lênh đênh. - Lập luận sắc bén, dẫn chững, lí lẽ cụ thể, logic. Sơ đồ tư duy về văn bản Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ":
|