Chiếc mũ miện dát đá be-rô (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)Chiếc mũ miện dát đá be-rô (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Cô-nan Đoi-lơ (1859 – 1930), là một nhà văn người Xcốt-len nổi tiếng với tiểu thuyết trinh thám Sơ-lốc Hôm – tác phẩm được cho là một sáng kiến lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết trinh thám. - Lên 9 tuổi, ông được gửi tới trường dự bị Dòng Tên Cơ đốc giáo ST Marys Hall, Stonyhurts. - Năm 1875, ông rời trường và chối bỏ Thiên chúa giáo để trở thành một người theo thuyết bất khả thi. - Từ 1876 đến 1881, ông học ngành y tại Đại học Edinburgh, gồm cả một giai đoạn làm việc tại thị trấn Aston. - Sau khi học tại trường, ông trở thành bác sĩ trên một con tàu tới bờ biển Tây Phi, và sau đó vào năm 1882, ông lập một phòng khám tại Plymouth. Ông hoàn thành luận án tiến sĩ về Tabes Dorsalis năm 1885. - Phòng khám của ông không thành công lắm: trong khi chờ bệnh nhân, ông bắt đầu viết truyện. - Năm 1885, ông cưới Louisa Hawkins – bà mắc bệnh lao và mất năm 1906. Năm 1907, ông cưới Jean Leckie, người ông gặp lần đầu và yêu trong cùng năm 1897 nhưng vẫn duy trì quan hệ thuần khiết với bà vì chung thủy với người vợ đầu tiên. - Năm 1890, Cô-nan Đoi-lơ học về mắt tại Viên, ông tới London năm 1891 để lập một phòng khám nhãn khoa. - Cô-nan Đoi-lơ qua đời vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 71 2. Sự nghiệp - Trong suốt quá trình mở phòng khám, có rất ít bệnh nhân đến khám bệnh, điều này đã tạo điều kiện cho Cô-nan Đoi-lơ có nhiều thời gian viết truyện. - Ông sáng tác ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngắn, kịch… Ông nổi tiếng trên toàn thế giới với truyện trinh thám, trong đó nhân vật chính là Sơ-lốc Hôm. Sơ-lốc Hôm đã xuất hiện trong 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn của Cô-nan Đoi-lơ. - Các tác phẩm tiêu biểu: Cuộc điều tra màu đỏ (1887, tiểu thuyết), Dấu bộ tứ (1890, tiểu thuyết), Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm (1892, 12 truyện ngắn), Những hồi ức về Sơ-lốc Hôm (1894, 12 truyện ngắn),… Sơ đồ tư duy về tác giả Cô-nan Đoi-lơ:
Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ Truyện Chiếc mũ miện dát đá be-rô kể về một trong những vụ phá án nhanh của thám tử Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes): Vì không thể tin tưởng vào hệ thống bảo vệ ngân hàng, ông chủ nhà băng Hôn-đơ (Holder) mang về nhà cất giữ một chiếc mũ miện nạm 39 viên đá be-rô. Đó là bảo vật quốc gia được một khách hàng quý tộc dùng làm vật tín chấp vay một số tiền lớn. Chỉ có hai người thân tín được ông cho biết nơi cất giấu chiếc mũ: con trai A-thơ (Arthur) và cô cháu gái Me-ry (Mary), A-thơ là người đam mê cờ bạc, đang có món nợ cần trả gấp, giao du với tay huân tước mờ ám Giooc Bơn-queo (George Burnwwell) và si mê Me-ry nhưng bị cô từ chối. Ngay trong đêm đó, chiếc mũ bị mất ba viên đá quý. Mối nghi ngờ đổ lên hai nghi can: hoặc là cô hầu phòng Lu-xi (Lucy), theo lời Me-ry, buổi tối đó Lu-xi lẻn ra ngoài bằng lối cửa sau một cách khả nghi; hoặc là A-thơ bị người cha bắt gặp trong tình trạng tay cầm chiếc mũ miện đã bị bẻ cong một góc. Cảnh sát vào cuộc nhưng không có kết quả. Ông Hôn-đơ đến gặp thám tử Sơ-lốc Hôm nhờ điều tra vụ án. Đoạn trích trong SGK là phần tiếp theo của truyện b. Tóm tắt Mary Morstan tìm đến Sherlock Holmes để nhờ giúp đỡ. Cô vừa nhận được một viên ngọc quý giá từ người cha đã mất tích bí ẩn nhiều năm trước. Tuy nhiên, ngay trong đêm đầu tiên sở hữu viên ngọc, Mary đã bị đánh cắp chiếc mũ miện dát đá Beryl quý giá mà viên ngọc được đính trên đó. Holmes nhận lời điều tra và cùng Watson đến hiện trường vụ án. c. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “vận mệnh thế giới”): Bối cảnh vụ án - Phần 2 (tiếp đến “cho toàn thế giới”): Quá trình điều tra và truy tìm thủ phạm. - Phần 3 (tiếp đến “xuất phát của nó”): Lộ diện thủ phạm. - Phần 4 (còn lại): Giải quyết và khép lại vụ án. d. Thể loại: Truyện trinh thám e. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Câu chuyện kể về sự việc chiếc mũ dát đá bị mất trộm. Từ đó thể hiện tài năng phá án của Sơ-lốc Hôm và tầm quan trọng của lòng tin, sự tha thứ giữa người với người. b. Giá trị nghệ thuật - Sử dụng các tình tiết gây bất ngờ - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật - Ngôn ngữ trinh thám hấp dẫn, lôi cuốn Sơ đồ tư duy về văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-rô:
|