Quê hương (Tế Hanh) 9Quê hương (Tế Hanh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Tế Hanh (1921 – 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. 2. Sự nghiệp - Ông có mặt trong phòng trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương. - Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến. - Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. - Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết. - Một số tập thơ tiêu biểu: Hoa niên (1944), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), … Sơ đồ tư duy về tác giả Tế Hanh: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945) b. Bố cục - 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê. - 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá - 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến. - 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương c. Thể loại: thơ 8 chữ d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. b. Giá trị nghệ thuật - Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng - Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa - Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật Sơ đồ tư duy về bài thơ Quê hương:
|