Tiếng đàn mưa (Bích Khê)Tiếng đàn mưa (Bích Khê) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Bích Khê (1916 – 1946), quê ở tỉnh Quảng Ngãi. - Gia đình: Là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước. - Thuở nhỏ, Bích Khê học tiểu học ở Phước Lộc và Đồng Hới, học trung học ở Huế, rồi ra Hà Nội học ban tú tài nhưng nửa chừng bỏ dở. - Năm 1931, 15 tuổi, ông đã biết làm thơ Đường luật, ca trù. - Năm 1934, cùng người chị ruột tên Ngọc Sương vào Phan Thiết học thêm và mở trường dạy học tư. - Năm 1936, chị Ngọc Sương bị mật thám Pháp bắt, trường đóng cửa, Bích Khê trở lại quê nhà. - Năm 1937, bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi, ông lại ngược xuôi trên một chiếc thuyền quanh các ngả Sa Kỳ – Trà Khúc. - Năm 1938, ông lại cùng chị Ngọc Sương (khi ấy đã được thả) vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm lại bị chính quyền Pháp ra lệnh đóng cửa. - Năm 1941, Bích Khê dạy học ở Huế. - Năm 1942, bệnh phổi tái phát, ông trở về Thu Xà thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. - Ngày 17/1/1946, Bịch Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi 2. Sự nghiệp - Sáng tác của ông thuộc các thể loại như thơ (thơ Đường luật, thơ tự đo), tự truyện,… - Ông được đánh giá cao với những bài thơ táo bạo, giàu tính nhạc. - Bích Khê là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945). - Một số tập thơ tiêu biểu: Tinh huyết (1939), Mấy dòng thơ cũ (1988), Tinh hoa (1997)… Sơ đồ tư duy về tác giả Bích Khê: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944) b. Thể loại Song thất lục bát c. Phương thức biểu đạt Miêu tả d. Bố cục: 4 phần - Đoạn 1 (Từ đầu… đàn mưa xuân): Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa. - Đoạn 2 (Lầu mưa xuống… đàn mưa rơi): Những nơi mưa rơi xuống. - Đoạn 3 (Đầm mưa xuống… cùng nước non): Cảnh vật nơi mua rơi xuống - Đoạn 4 (còn lại): Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương" rơi lệ. 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Bài thơ nói về trận mưa xuân kết hợp cùng với tiếng đàn càng khiến không gian trở nên cô đơn, lẻ bóng tịch liêu. Trong không gian mưa cùng với cảnh vật khiến cho nhân vật tha hương rơi lệ phải chăng là nhớ về quê hương hay như có bao nỗi sầu muộn không thể nói ra. b. Giá trị nghệ thuật Với thể thơ song thất lục bát kết hợp cùng với nghệ thuật liệt kê, biện pháp tu từ cùng với giọng thơ nhẹ nhàng, tình cảm Bích Khê đã khắc họa nên bức tranh mưa xuân thật sâu sắc. Bức tranh ấy còn được điểm nét thêm bởi nhân vật trong tiếng đàn khiến cho không gian mưa càng trở nên cô đơn, sâu sắc hơn trong nỗi nhớ của “khách tha hương". Sơ đồ tư duy về văn bản Tiếng đàn mưa:
|