Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng)Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Phạm Cao Củng (1913 – 2012), quê làng Lương Đường (sau đổi Lương Ngọc), huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 2. Sự nghiệp - Là một trong những người viết truyện trinh thám đầu tiên và có thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945; là tác giả của gần 20 cuốn truyện trinh thám. - Một số truyện tiêu biểu: Vết tay trên trần, Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Đám cưới Kỳ Phát (1942),… Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số truyện võ hiệp và truyện thiếu nhi. Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ Tác phẩm Kho tàng nhà họ Đặng gồm chín chương, kể về hành trình đi tìm kho báu gia tộc họ Đặng của thám tử Kỳ Phát và con cháu họ Đặng. Tóm tắt: Ông tổ họ Đặng (Đinh Củng Viên) để lại cho con cháu bốn ngành bốn chiếc đĩa gồm cổ, đáy mỗi chiếc có hai câu thơ Nôm và một dấu triện khắc. Kỳ Phát và ông Đặng Vũ Lượng (ông Cả) nghi đó là những chỉ dẫn của sơ dồ kho báu. Các ngành của ông Đặng Vũ Lượng, Đặng Thế Xương, Đặng Liên Ty mỗi ngành giữ một chiếc, chiếc còn lại nằm trong tay trưởng ngành Đặng Bá Vy thì được báo đã bị mất. Kỳ Phát tìm cách đột nhập vào nhà Bá Vy để tìm chiếc đĩa này nhưng bị bắt và bị tên Nghé canh giữ. Nhờ sự khéo léo, chàng trốn thoát, cầm theo chiếc đĩa thứ tư. Sau đó, Kỳ Phát giúp ba anh em họ Đặng giải mã những câu thơ trên đĩa bằng cách bày bốn chiếc đĩa theo thứ tự ngành và lần lượt ghép các câu thơ từ dòng thứ nhất của cả bốn chiếc, sau đó làm tương tự với dòng thứ hai cho đến dòng cuối. Kết quả là được một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường với những thông tin chỉ dẫn đến kho báu; còn dấu triện là tên của một cố đạo, người bày cho ông tổ họ Đặng cách vẽ bản đồ. Văn bản trong SGK trích từ Chương VIII của tác phẩm. b. Tóm tắt Đoạn trích kể về một chuyến phiêu lưu của nhóm Kỳ Phát trong việc tìm kiếm kho báu của ông cha xưa được giấu ở khu mộ của họ Đặng ở Văn Lý. Cuối cùng họ đã tìm thấy kho báu. c. Thể loại Truyện trinh thám d. Phương thức biểu đạt Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung - Giải mã bí ẩn: Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Kỳ Phát và ba anh em họ Đặng trong việc tìm kiếm kho báu được chôn giấu theo những manh mối bí ẩn trong bài thơ. Qua đó, tác giả đã khơi gợi trí tò mò và sự thích thú của người đọc. - Ca ngợi trí thông minh, sự nhanh nhạy: Kỳ Phát, với vai trò là nhân vật chính, đã thể hiện một trí thông minh tuyệt vời khi giải mã những câu đố khó, tìm ra vị trí kho báu. Điều này khẳng định giá trị của trí tuệ và sự sáng tạo trong cuộc sống. - Phản ánh xã hội: Truyện ngắn cũng phản ánh một phần cuộc sống xã hội đương thời, với những ước mơ về giàu sang, những cuộc tranh giành tài sản và cả những tình cảm gia đình. b. Giá trị nghệ thuật - Cốt truyện hấp dẫn: Cốt truyện được xây dựng một cách logic, giàu kịch tính, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Những tình tiết bất ngờ, những cuộc đối đầu gay cấn giữa các nhân vật đã giữ cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách. - Ngôn ngữ sinh động: Ngôn ngữ của truyện ngắn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra khung cảnh, nhân vật và sự kiện trong truyện. - Kết cấu chặt chẽ: Cấu trúc truyện ngắn chặt chẽ, các sự kiện được sắp xếp một cách hợp lý, tạo nên một mạch truyện liền mạch. - Yếu tố hài hước: Bên cạnh những tình tiết hồi hộp, gay cấn, truyện ngắn còn có những tình huống hài hước, tạo ra tiếng cười cho người đọc. Sơ đồ tư duy về văn bản Ngôi mộ cổ (Phạm Cao Củng):
|