Văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam NôngTại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có một Trà Chim. Theo cách hiểu của người địa phương, “tràm” là cây tràm, rừng tràm; "Tràm Chim” có nghĩa là khu rừng tràm có chim sinh sống. VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM - TAM NÔNG 1. Tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có một Trà Chim. Theo cách hiểu của người địa phương, “tràm” là cây tràm, rừng tràm; "Tràm Chim” có nghĩa là khu rừng tràm có chim sinh sống. Tràm Chim có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình, giúp cho du khách quên mọi cảm giác mệt mỏi, căng thăng trong cuộc sống, vì vậy, Tràm Chim luôn thu hút lượng lớn du khách tham quan. Tràm Chim tại Tam Nông là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước rộng 7 612 héc-ta, nằm giữa bốn xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ và Tân Công Sính, cách thị trấn Tam Nông 800 mét đường chim bay. Khu thiên nhiên này có những đám rừng sậy, lau, sen, súng, lúa ma (còn gọi là lúa trời, mọc hoang dã tự nhiên), lác, năng, ... cùng nhiều động vật bò sát như trăn, rắn, lươn, rùa; các loại cá đồng; nhiều loại như chim nước, cò, vịt trời, diệc, cồng cộc; nhiều loại chim sếu, đặc biệt, trong đó có nhiều sếu cổ trụi đầu đỏ là loại chim quý hiếm. 2. Hằng năm, loài sếu này kéo đến Tràm Chim - Tam Nông vào mùa khô. Chúng ăn củ năng, cùng nhiều loài chim khác sống thành từng đàn, bay khá đông, trông rất vui mắt. Sếu to, có con cao đến trên 1,7 mét, bộ lông xám mượt, cổ cao, dầu đỏ, đôi cánh dang rộng khi bay. Chim sếu rất chung thuỷ với nhau, bao giờ cũng cặp đôi vui đùa, nhảy múa, gần gũi với loài người từ khá lâu nay. Đối với người Việt Nam, sếu là loài hạc, nhất là sếu đầu đỏ, biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng thuỷ chung. Trong các đình, chùa và nhiều bàn thờ của gia đình Việt Nam có những hình tượng chim hạc ở các bộ đồ thờ như hạc đội đèn, hạc chầu. Trên mặt trống đồng cổ cũng có hoa văn chim hạc bay thành đoàn cùng về một phía. Các nhà nghiên cứu về chim hoang dã đã mô tả chúng là “sứ thần của môi sinh” là “nhà quý tộc đáng yêu trong các loài chim”. Sếu hay hạc có dáng vẻ cao ráo, thanh tú, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người yêu thích và có tâm hồn nghệ sĩ. 3 Từ tháng 3 đến tháng 7, sếu từ các nơi xa lạ kéo nhau quy tụ về Tràm Chim – Tam Nông khá đông đảo. Sự hiện diện trở lại của sếu ở nước ta sau nhiều năm vắng bóng (từ đầu thập niên 1950) đã khiến cho một số người chú ý phải thắc mắc. Trong một bài viết đăng ở Tạp chí Người Du lịch, tác giả Hoàng Chu nhận xét: “Xưa kia, sếu có nhiều ở Việt Nam, nhưng vào đầu năm 1952 thì hoàn toàn biến mất ở Đồng Tháp Mười. Sau hơn 30 năm biến mất, vào đầu năm 1988, sếu xuất hiện trở lại Tràm Chim - Tam Nông. Sự biến mất của sếu được giải thích là do sự di dân ồ ạt của con người và chiến tranh kéo dài làm cho hệ sinh thái thay đổi, khiến cho sếu không thể sống được, phải kéo nhau bay đi nơi khác.". Sếu chỉ sống ở vùng sinh thái tự nhiên cân bằng, Tam Nông là vùng đất tự nhiên bảo đảm được sự cân bằng đó. Tuy nhiên, trong thời gian qua, sếu chưa định cư hẳn mà chỉ xuất hiện vào lúc rạng đông và bay đi sau ba giờ đào bới kiếm ăn. Cũng theo bài viết của Hoàng Chu, năm 1988, Tam Nông có khoảng 1 000 con, đến năm 1991 còn độ 814 con. Có năm số lượng sụt giảm thấp hơn. Thấy trước nguy cơ có thể xảy ra trong việc khai phá Đồng Tháp Mười sau chiến tranh, Trung tâm Bảo vệ sinh học và môi trường thiên nhiên Tràm Chim - Tam Nông, được sự giúp đỡ của Hội Sếu Quốc tế (ICF), đã tiến hành quy hoạch khu bảo tồn Tràm Chim - Đồng Tháp. Đây vốn là nơi dung thân nổi tiếng của sếu Viễn Đông, có diện tích hơn 10 000 héc-ta (trong đó, 5 000 héc-ta thuộc khu trung tâm ở dạng nguyên thuỷ). 4. Sếu ở Tràm Chim - Tam Nông là sếu quý hiếm nhất trong các loại sếu hiện được thống kê. Sếu đầu đỏ toàn thân khoác một màu lông xám nhạt, phơn phớt xanh màu ngọc trai, đầu và một phần cổ trụi lông, da đỏ sẵm. Sếu thường cao từ 1,5 đến 1,6 mét, lúc trưởng thành có thể nặng từ 10 đến 15 ki-lô-gam. Có tất cả 15 loại sếu được thống kê. Chưa có loại nào có dấu hiệu tuyệt chủng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sếu có đến 15 cách thông tin khác nhau qua tiếng kêu để kết bầy khi bay, gọi nhau, chào hỏi, tỏ tình, biểu hiện thái độ khi báo nguy. Ngoài “ngôn ngữ” thông tin bằng tiếng kêu, sếu còn có những hành động vận dụng cơ thể như giậm chân, vỗ cánh, dùng mỏ “trang điểm” ngoại hình. Vào mùa sinh sản, sếu còn biết phân chia lãnh thổ cho từng cặp. Tính sếu nóng nảy bất thường. Thức ăn chính của sếu là củ năng và các loài bò sát nhỏ. Sếu sống khoảng 30 năm, đẻ một hoặc hai trứng, ấp từ 28 đến 32 ngày, trứng nở, thường chỉ nở một con. Ngón chân út của sếu ngắn và nhô cao hẳn lên so với các ngón chân khác. Chúng làm tổ trên mặt đất, đầm lầy, nhảy múa với nhau theo cách điệu “luân vũ” thật tuyệt vời. [...] Khi múa, sếu ngầng cao đầu, xoè cánh chạy vòng tròn rồi cúi đầu nhảy tung lên cao, xoay tròn thân mình rất đẹp. Trong mùa sinh sản, sếu múa ghép đôi trông thật kì thú. [ ... ] 5. Dường như sếu đầu đỏ chỉ xuất hiện trong các vùng Đông Nam Á. Vì vậy, việc bảo vệ loài sếu quý hiếm này được coi là khẩn thiết. Sếu Tràm Chim - Tam Nông đã trở thành điểm hẹn hoà bình của các nhà nghiên cứu về sếu trên khắp thế giới với sự hợp tác quốc tế. Tại Tràm Chim đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu về sếu phương Đông và một nhà khách dành cho khách du lịch đến viếng thăm. |