Soạn bài Nhật kí đô thị hóa SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều

Em hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Bài thơ là những kí ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ của tác giả, đồng thời là sự tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống hiện nay

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 45 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Em hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc nhan đề, lí giải nhan đề dựa trên sự hiểu biết của em và đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhật kí đô thị hóa là sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, thay đổi trong cơ cấu kinh tế để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

Nhan đề: sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, thay đổi trong cơ cấu kinh tế để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 45 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ văn bản, xác định nhân vật bày tỏ cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “tôi”.

Xem thêm
Cách 2

Nhân vật trữ tình: nhân vật “tôi”.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 45 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chú ý những hình ảnh thuộc về “ngày thơ ấu"

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tìm những hình ảnh thuộc về “ngày thơ ấu"

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Lỗ đáo

- Đôi chân cò lội nước

- Nơi chó đá đầu làng

- Bến sông

Xem thêm
Cách 2

Những hình ảnh thuộc về “ngày thơ ấu": Lỗ đáo, Đôi chân cò lội nước, Nơi chó đá đầu làng, Bến sông

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 45 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Biện pháp tu từ nào được dùng trong khổ thơ này?

Phương pháp giải:

Đọc khổ thơ, dựa vào kiến thức về BPTT, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Biện pháp tu từ được dùng trong khổ thơ này là: so sánh.

Xem thêm
Cách 2

Biện pháp so sánh

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 45 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chú ý những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ.

Phương pháp giải:

Đọc khổ thơ, xác định những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- “Làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc"

- “Ngôi nhà là chiếc đèn lồng"

Xem thêm
Cách 2

Những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ: “Làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc", “Ngôi nhà là chiếc đèn lồng"

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 1

Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 46 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Chỉ ra bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ Nhật kí đô thị hóa.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định bố cục của bài thơ, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (12 dòng thơ đầu): ký ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ.

+ Phần 2 (còn lại): thách thức của đô thị.

Xem thêm
Cách 2

Bố cục

Nội dung

Phần 1 (12 dòng thơ đầu)

Ký ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ

Phần 2 (còn lại)

Thách thức của đô thị

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 2

Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 46 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm gì và có những cảm xúc nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm: hình ảnh ngôi nhà như chiếc bánh không nhân, hình ảnh đồng xu cũ, chó đá đầu làng, tiếng gọi, hình ảnh mẹ ra bến sông.

- Cảm xúc của tác giả: tiếc nuối, buồn tủi khi miêu tả dấu vết của thời gian đồng thời cho thấy tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

Xem thêm
Cách 2

- Hồi tưởng những kỉ niệm: hình ảnh ngôi nhà như chiếc bánh không nhân, hình ảnh đồng xu cũ, chó đá đầu làng, tiếng gọi, hình ảnh mẹ ra bến sông.

- Cảm xúc: tiếc nuối, buồn tủi

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 3

Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 46 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Trước “những bước chân đô thị”, người con có suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trước “những bước chân đô thị”, người con cảm thấy bất an trước sự thay đổi của cuộc sống đô thị, tiếc nuối cho những giá trị xưa cũ, những nét đẹp của thời thơ ấu.

Xem thêm
Cách 2

Người con cảm thấy bất an, tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống đô thị

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 4

Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 46 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Em thích nhất hình ảnh nào trong tác phẩm? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, kết hợp những kiến thức về BPTT, đưa ra lời giải phù hợp. Lí giải hình ảnh em yêu thích nhất.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”.

- Biện pháp tu từ so sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân” 

-> Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.

- Em thích nhất là hình ảnh: “Và ngôi nhà của mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên” vì có lẽ đây là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, niềm hi vọng về sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống.

Xem thêm
Cách 2

Biện pháp tu từ

Tác dụng

Ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”

Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.

So sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân” 

- Em thích nhất là hình ảnh: “Và ngôi nhà của mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên” vì có lẽ đây là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, niềm hi vọng về sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống.

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 5

Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 46 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Xác định cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác giả thể hiện trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định cảm hứng xuyên suốt của bài thơ, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: trân trọng những giá trị của gia đình, truyền thống trong môi trường hiện đại.

- Tư tưởng của tác giả: niềm tự hào, trân trọng các giá trị truyền thống. Bày tỏ sự tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống. Ngoài ra tác giả còn thể hiện tình cảm sâu sắc đối với gia đình và ký ức thời thơ ấu.

Xem thêm
Cách 2

- Cảm hứng chủ đạo: trân trọng những giá trị của gia đình, truyền thống.

- Tư tưởng: niềm tự hào, trân trọng các giá trị truyền thống

Xem thêm
Cách 2

CH cuối bài 6

Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 46 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ bài Chiều xuân (Anh Thơ) và bài Nhật kí đô thị hóa (Mai Văn Phấn), hãy nêu cảm nghĩ của em khi được đứng trước một cảnh đồng quê yên bình.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, liên hệ bản thân, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi đứng trước cảnh đồng quê yên bình, em cảm thấy bản thân như đang hòa mình trước thiên nhiên thực tại. Dường như bản thân như thuộc về cảnh vật nơi đây với tất cả sự trong trẻo, dễ chịu của nó. Không có khói bụi của thành phố, sự ồn ào của tiếng xe mà thay vào đó là hình ảnh cánh cò bay lả dập dờn, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Tiếng gió hòa cùng với tiếng sáo tạo nên một bản nhạc du dương, trầm bổng. Còn gì tuyệt hơn khi được thả diều trên mảnh đất quê hương, cánh diều bay cao, xa mãi chở đầy cả tuổi thơ của em.

Xem thêm
Cách 2

Khi đứng trước cảnh đồng quê yên bình, em cảm thấy bản thân như đang hòa mình trước thiên nhiên thực tại. Dường như bản thân như thuộc về cảnh vật nơi đây với tất cả sự trong trẻo, dễ chịu của nó.

Xem thêm
Cách 2

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close