Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều

Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong những câu dưới đây. Chỉ rõ lối chơi chữ trong mỗi câu và tác dụng của chúng.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 41 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong những câu dưới đây. Chỉ rõ lối chơi chữ trong mỗi câu và tác dụng của chúng.

a)

Bán rượu, bán chè, không bán nước.

Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan.

(Câu đối)

b)

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

(Nguyễn Du)

c)

Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

(Phạm Hồ)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ chơi chữ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a)

- Lối Chơi Chữ: Sử dụng trò chơi chữ "bán" với nghĩa được mở rộng. Ở đây, "bán" không chỉ là bán hàng mà còn mang nghĩa "dễ thu phục" với nguyên vẹn ý "không bán" ở cuối câu.

- Tác Dụng: Tạo ra sự hài hước, khéo léo thông qua lối chơi chữ, gợi lên hình ảnh những người giữ trọng vọng của mình và không dễ "bán" với mọi lời đề nghị.

b)

- Lối Chơi Chữ: Mối quan hệ không hoàn toàn tích cực giữa "tài" (năng khiếu, tài năng) và "tai" (tai nạn, rủi ro). Hai từ này có cùng âm vần nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

- Tác Dụng: Cách chơi chữ này nhấn mạnh việc cần phải khiêm tốn, không được cầy có tài.

c)

- Lối Chơi Chữ: Cách chơi chữ đơn giản thông qua việc so sánh "vỏ gai" (gai khó chịu bên ngoài) với "quả" bên trong, hay tượng trưng cho người tâm hồn đẹp trong bên trong mặc dù bề ngoài không thể nào ám ảnh hơn.

- Tác Dụng: Chơi chữ nhấn mạnh việc không nên đánh giá người khác qua hình dáng bên ngoài mà hãy để lòng chân thành và tốt đẹp bên trong xác định giá trị thực sự của họ. 

Xem thêm
Cách 2

Câu

Lối chơi chữ

Tác dụng

a

Sử dụng trò chơi chữ "bán" với nghĩa được mở rộng. Ở đây, "bán" không chỉ là bán hàng mà còn mang nghĩa "dễ thu phục" với nguyên vẹn ý "không bán" ở cuối câu.

Tạo ra sự hài hước, khéo léo thông qua lối chơi chữ, gợi lên hình ảnh những người giữ trọng vọng của mình và không dễ "bán" với mọi lời đề nghị.

b

Mối quan hệ không hoàn toàn tích cực giữa "tài" (năng khiếu, tài năng) và "tai" (tai nạn, rủi ro). Hai từ này có cùng âm vần nhưng ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

Cách chơi chữ này nhấn mạnh việc cần phải khiêm tốn, không được cầy có tài.

c

Cách chơi chữ đơn giản thông qua việc so sánh "vỏ gai" (gai khó chịu bên ngoài) với "quả" bên trong, hay tượng trưng cho người tâm hồn đẹp trong bên trong mặc dù bề ngoài không thể nào ám ảnh hơn.

Chơi chữ nhấn mạnh việc không nên đánh giá người khác qua hình dáng bên ngoài mà hãy để lòng chân thành và tốt đẹp bên trong xác định giá trị thực sự của họ. 

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 42 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Năm 1946, khi được nhà thơ Hãng Phương biếu một gói cam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm một bài thơ để cảm ơn bà như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Hãy chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng trong bài thơ trên và phân tích tác dụng của lối chơi chữ đó.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ chơi chữ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Sử dụng chơi chữ và thành ngữ

+ Thành ngữ "Khổ tận cam lai" (Khổ: đắng; tận: hết,cam:ngọt, lai:đến) nghĩa là "hết khổ sở sẽ đến lúc sung sướng''

+ Chơi chữ đồng âm:

Cam: quả cam, trái cam

Cam: ngọt/sướng

Tác Dụng:

- Tạo sự phong phú cho bài thơ khi kết hợp nghệ thuật và sự thông minh thông qua lối chơi chữ, vừa truyền đạt ý nghĩa tốt hơn.

- Thông qua lối chơi chữ, bài thơ không chỉ truyền đạt được thông điệp cảm ơn mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc với độc giả. 

Xem thêm
Cách 2

Lối chơi chữ

Tác dụng

Chơi chữ đồng âm:

Cam: quả cam, trái cam

Cam: ngọt/sướng

- Tạo sự phong phú cho bài thơ khi kết hợp nghệ thuật và sự thông minh thông qua lối chơi chữ, vừa truyền đạt ý nghĩa tốt hơn.

- Bài thơ không chỉ truyền đạt được thông điệp cảm ơn mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc với độc giả. 

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 42 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Phân tích cách chơi chữ được sử dụng trong bài thơ dưới đây, chỉ ra các từ ngữ được tác giả sử dụng để chơi chữ và sự tài tình trong việc sử dụng những từ ngữ đó.

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.

Thẹn đèn hổ lửa, đau lòng mẹ,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,

Lằn lưng cam chịu vết roi tra

Từ nay Trâu, Lỗ xin chăm học,

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Lê Quý Đôn)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ chơi chữ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lối chơi chữ dùng các từ gần nghĩa: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có nghĩa chỉ các loại rắn

+ Lối chơi chữ thứ hai sử dụng hiện tượng đồng âm:

+ Liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ), nhẹ, chậm yếu (tính từ)

+ Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ), chỉ tính chất cứng (tính từ): cứng rắn, cứng đầu

Xem thêm
Cách 2

- Các từ ngữ: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có nghĩa chỉ các loại rắn

- Lối chơi chữ thứ hai sử dụng hiện tượng đồng âm:

+ Liu điu: tên một loài rắn nhỏ hoặc chỉ sự nhẹ, chậm yếu

+ Rắn: chỉ chung các loại rắn hoặc chỉ tính chất cứng (cứng rắn, cứng đầu)

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 42 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều

Tìm các biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần trong những câu dưới đây. Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)

Đoạn trường thay lúc phân kì,

Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.

(Nguyễn Du)

b)

Tài cao phận thấp chí khí uất,

Giang hồ mê chơi quên quê hương.

(Tản Đà)

c)

Bác đi... Di chúc giục lòng ta

Cho cả muôn đời một khúc ca

(Tố Hữu)

d)

Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

(Tố Hữu)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Trong hai câu thơ Truyện Kiều, tác giả dùng hai từ láy: khấp khểnh, gập ghềnh.

- Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu (kh – kh, g – gh) và chuyển đổi vần âp – ênh.

- Hai từ láy điệp vần âp – ênh.

Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc. Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt với gia đình để bán mình cho Mã Giám Sinh.

b.

Điệp thanh trắc: Thấp chí khí uất ( sắc ).

Tác dụng: Gợi cảm giác về sự uất ức của một người tài cao. Câu : giang hồ mê chơi quên quê hương.

Điệp thanh bằng: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Tác dụng: Gợi cảm giác thanh bình của làng quê trong tâm trí của người giang hồ.

c.

Điệp vần “i" (đi, di), “a" (ta, cả, ca)

Tác Dụng: Câu thơ chủ yếu Tạo ra sự tôn kính, thể hiện sự xót thương

d.

Gieo vần "an" và điệp vần "ương" (đường - dương - sương), điệp vần "ăng" (trắng - nắng).

Sử dụng chủ yếu là vần bằng (Hai câu thơ mười bốn chữ có tới mười thanh bằng) nhưng không gợi cảm giác buồn như vẫn thường có mà kết hợp với các thanh trắc, cùng với những âm mở, khiến cho ta cảm nhận được niềm hân hoan trong cảm xúc của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đẹp và mới lạ của nước bạn. Tiếng reo vui hân hoan cũng là một lời san sẻ với người mình yêu thương, với quê hương, đất nước mình.

Xem thêm
Cách 2

Câu

Biện pháp điệp thanh, điệp vần

Tác dụng

a

khấp khểnh, gập ghềnh

tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc. Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt với gia đình để bán mình cho Mã Giám Sinh.

b

Điệp thanh trắc: Thấp chí khí uất (sắc)

Điệp thanh bằng: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Gợi cảm giác về sự uất ức của một người tài cao. Câu: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Gợi cảm giác thanh bình của làng quê trong tâm trí của người giang hồ.

c

Điệp vần “i" (đi, di), “a" (ta, cả, ca)

Câu thơ chủ yếu Tạo ra sự tôn kính, thể hiện sự xót thương

d

Gieo vần "an" và điệp vần "ương" (đường - dương - sương), điệp vần "ăng" (trắng - nắng).

Sử dụng chủ yếu là vần bằng (Hai câu thơ mười bốn chữ có tới mười thanh bằng) nhưng không gợi cảm giác buồn như vẫn thường có mà kết hợp với các thanh trắc, cùng với những âm mở, khiến cho ta cảm nhận được niềm hân hoan trong cảm xúc của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đẹp và mới lạ của nước bạn

Xem thêm
Cách 2

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close